789

Vắc – xin là gì?

Thứ Hai, 22/06/2020 09:20 AM (GMT+7)

Vắc-xin là những chế phẩm được làm từ chính vi sinh vật (hoặc từ một phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị làm yếu đi. Vì vậy vắc-xin không có khả năng gây bệnh cho cơ thể.

vắc-xin

Vắc – xin là gì? 

- Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể.

- Vắc-xin là những chế phẩm được làm từ chính vi sinh vật (hoặc từ một phần cấu trúc) đã bị chết hoặc đã bị làm yếu đi. Vì vậy vắc-xin không có khả năng gây bệnh cho cơ thể.

Cơ chế hoạt động của vắc xin 

Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt chúng và "ghi nhớ" chúng. Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn.

Các loại vắc xin 

Vắc – xin bất hoạt (vắc xin chết): 

- Là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A.

- Hầu hết các vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.

Vắc – xin sống, giảm độc lực: Là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào và quai bị đều thuộc loại này.

Các "toxoid":  Là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Thí dụ: các vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu.

Những hạn chế về hiệu quả của vắc - xin   

Những hạn chế của vắc-xin tập trung thành hai nhóm chính: hiệu quả kém và các tai biến đi kèm.

Hạn chế về hiệu quả 

- Một số vắc-xin rất có hiệu quả,  một số vắc-xin khác có hiệu quả vừa phải.

- Hiệu quả của vắc-xin cũng khó đánh giá chính về chất lượng vì nó còn phụ thuộc vào những yếu tố như thời gian bảo vệ, hệ miễn dịch không thể chống lại mọi thứ ( dù đã được vắc- xin hỗ trợ nhưng không thể miễn dịch với tất cả tác nhân ) các thành phần cấu tạo nên vac xin có thể gặp hạn chế kiềm hãm phản ứng bảo vệ.

Nhiễm bệnh: 

- Vắc-xin sống, giảm độc lực có thể gây bệnh cho người bị suy giảm miễn dịch. Nguy cơ hồi phục của tác nhân vi sinh: một tác nhân bị làm giảm độc lực tìm lại được độc tính của mình. Điều này không ngăn cản được việc sử dụng vắc-xin này bởi lẽ tỷ lệ đó được xem là chấp nhận được.

- Nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào trong chế phẩm vắc-xin. Điều này có thể hạn chế bằng các quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng chặt chẽ.

 Bệnh miễn dịch: Thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh dại trên cừu cho thấy có xác suất gây EAE- một bệnh tự miễn trên hệ thần kinh. Việc tinh lọc vắc-xin làm tăng mức an toàn nhưng một lần nữa, giảm hiệu quả.

Vì là một thuốc” tức là một “chất lạ” đối với cơ thể người nhận, nó có thể gây ra những tác dụng phụ, còn gọi là biến cố bất lợi thậm chí là bất lợi nghiêm trọng sau tiêm chủng. Thế nên vắc – xin trước khi đưa ra ngoài để tiêm phòng cho mọi người cần được kiểm định kỹ càng để làm hạn chế tối đa những tác dụng phụ và mặt bất lợi của vắc – xin cho người dùng.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...