Vì sao khi mang bầu mẹ nào cũng được khuyên cần bổ sung sắt, kẽm?

Thứ Bảy, 03/11/2018 08:26 AM (GMT+7)

Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng có tác dụng không ngờ.Các nghiên cứu y khoa cho thấy cơ thể người bao gồm hơn 60 loại nguyên tố, được chia làm hai nhóm là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.

Các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng có tác dụng không ngờ.Các nghiên cứu y khoa cho thấy cơ thể người bao gồm hơn 60 loại nguyên tố, được chia làm hai nhóm là nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng. Những nguyên tố có tỉ lệ lớn hơn 0,01% như carbon, hydro, oxy, nitơ, canxi, photpho, natri, magie,... thuộc nguyên tố đa lượng. Còn những nguyên tố có tỉ lệ so với cơ thể người ít hơn 0,01% như sắt, kẽm, đồng, mangan được gọi là nguyên tố vi lượng. Mặc dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ nhưng các nguyên tố vi lượng có vai trò cực kỳ quan trọng. Em bé sinh ra thiếu hoặc thừa nguyên tố vi lượng đều sẽ có những bất lợi. Chính vì vậy, ngay từ khi mang bầu, mẹ đã phải biết bổ sung đầy đủ nhóm các nguyên tố vi lượng cần thiết.

1455626965-avata

1. Sắt

Sắt là một thành phần của hemoglobin mà hemoglobin và oxy là hai nhân tố quan trọng tham gia vào việc vận chuyển máu trong cơ thể người. Ngoài ra, sắt còn trực tiếp tham gia vào sự trao đổi năng lượng của cơ thể. Sắt cũng có ảnh hưởng nhất định đến hệ thống miễn dịch của con người. Bé bị thiếu sắt sẽ dễ dẫn đến thiếu máu, da, môi nhợt nhạt, tóc không óng ả. Ngoài ra, những bé này còn dễ bị loét miệng, thường xuyên mất ngủ và tay chân yếu. Những bé gái thiếu sắt có thể bị kinh nguyệt không đều, vô kinh hoặc đau bụng kinh quá mức.

Để đề phòng những tình huống trên, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt ngay từ khi mang thai như lòng đỏ trứng, tảo bẹ, rong biển, nấm, gan, nhãn,...

2. Kẽm

Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào và đặc biệt là tác động đến hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể. Kẽm có trong thành phần của hơn 80 loại enzym khác nhau. Kẽm cũng có tác động nhất định lên sự phát triển trí não của bào thài và đóng vai trò thúc đẩy quá trình dậy thì của bé sau này. Những bé sinh ra thiếu kẽm sẽ bị giảm chức năng miễn dịch, khẩu vị kém, ăn không ngon và khó lành vết thương.

Để bổ sung kẽm, mẹ bầu nên ăn các loại cá, hải sản, đậu và ngũ cốc.

3. Đồng

tre-chay-nuoc-dai-nhieu-2018-08-15-18-12

Đồng giúp cơ thể hấp thu, vận chuyển và sử dụng sắt. Đồng, xương và mô collagen có mối liên quan chặt chẽ với nhau nên nguyên tố vi lượng này cũng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Ngoài ra, đồng còn ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống nội tiết và thần kinh.

Bé sinh ra thiếu đồng trong cơ thể dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thường xuyên bị tiêu chảy, còi cọc, da nhợt nhạt, tóc mỏng và dễ rụng. Hơn nữa, trẻ thiếu đồng còn có nguy cơ bị bệnh thiếu máu và chứng to gan. Những loại thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng quan trọng này bao gồm quả óc chó, sò, ốc, gan, nho khô,...

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...