Việt Nam có hơn 20.000 ca mắc ung thư vú mỗi năm

Thứ Năm, 19/10/2023 01:19 PM (GMT+7)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vào năm 2020, khoảng 2,3 triệu phụ nữ trên toàn cầu bị chẩn đoán mắc ung thư vú, trong đó có 685.000 ca tử vong. Với Việt Nam, mỗi năm nước ta ghi nhận khoảng 21.555 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25.8 % tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới.

Riêng tại Việt Nam, ung thư vú hiện là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất và cũng là bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu, chiếm tới 25,8% các trường hợp ung thư ở nữ giới với 21.555 người mới được phát hiện bệnh và 9.345 bệnh nhân tử vong. Việc phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh ung thư có vai trò quan trọng trong điều trị và tiên lượng. Thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy, nếu ung thư vú được chẩn đoán sớm khi bệnh còn khu trú trong tuyến vú thì tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân sau điều trị lên tới trên 90%.

Ở một số quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, những bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm (I, II) có tỷ lệ sống thêm 5 năm có thể từ 80,7% - 94,4%, trong khi nếu chẩn đoán ở giai đoạn muộn (III, IV) chỉ là 23,3% đến 59,7%. Tuy nhiên khi ung thư đã lan ra ngoài tuyến vú, tới hạch bạch huyết và các tổ chức xung quanh tỷ lệ này giảm xuống còn 86%. Khi ung thư đã di căn tới các cơ quan khác của cơ thể như di căn phổi, gan, xương, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn có 30%.

dieu-tri-ung-thu-vu-16974215324831664331390

Mặc dù số ca bệnh mới tăng nhiều, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ tầm soát ung thư thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á do thiếu vắng những chương trình sàng lọc đồng bộ trên toàn quốc. Hệ quả là nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn cuối, với cơ hội sống sót thấp. Phụ nữ Việt vốn chưa có nhiều hiểu biết về bệnh ung thư vú, phương pháp chẩn đoán và các lựa chọn điều trị, đồng thời cho rằng việc tầm soát là tốn kém và phức tạp. Họ thường tin rằng mình có nguy cơ mắc bệnh thấp và khá ngại ngùng lẫn miễn cưỡng khi thực hiện tầm soát. Chính vì những quan niệm này, nhiều người chỉ đi khám khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và khó điều trị.

Theo thống kê, hiện có khoảng 42.188 người đang sống cùng căn bệnh ung thư vú. Trước đây ung thư vú là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhưng ngày nay ung thư vú có thể sàng lọc, phát hiện sớm và tiên lượng điều trị tốt nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Hiện nay, tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú tại BV K là 75%, tương đương như tại Singapore. Với tỉ lệ điều trị khỏi ung thư vú là 75%, ngang với Singapore. Nếu công tác sàng lọc, phát hiện sớm được đầu tư hơn, 95% ca ung thư vú được điều trị khỏi nếu phát hiện sớm".

Chính vì vậy, việc tầm soát, sàng lọc có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phát hiện sớm ung thư vú. Trong giai đoạn 2008-2010, qua sàng lọc 70.980 phụ nữ tại 7 tỉnh/thành phố, tỷ lệ phát hiện ung thư vú qua sàng lọc là 59,2/100.000 phụ nữ là khá cao, cho thấy hiệu quả khi triển khai các chương trình này tại cộng đồng. Tuy nhiên tại cộng đồng, chỉ có 24,2% phụ nữ có thực hành tự khám vú hàng tháng trong số những người tham gia chiến dịch sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng đó là tỷ lệ phát hiện bất thường ở nhóm phụ nữ thực hành tự khám vú thấp hơn ở nhóm không thực hành cho thấy hiệu quả và ý nghĩa của việc hướng dẫn phụ nữ tự khám vú đối với việc phát hiện sớm tổn thương ung thư vú.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...