789

12 điều cần sẵn sàng trước khi quyết định mang thai

Thứ Sáu, 08/11/2019 02:37 PM (GMT+7)

Đừng quá lo lắng, mang thai là một cuộc hành trình thú vị, điều quan trọng là bạn phải biết chăm sóc bản thân mình cẩn thận.

truoc-khi-mang-thai

Lên lịch kiểm tra sức khỏe

Để chuẩn bị cho việc mang thai, trước hết bạn nên bắt đầu đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của bạn, gia đình bạn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Ngoài ra, bạn cũng phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn nên ăn những gì trước khi mang thai, nên tập thể dục như thế nào, chủng ngừa ra sao và nên từ bỏ những thói quen nào (như hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy).

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị tiểu đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Các chứng bệnh này cần phải được kiểm soát trước khi mang thai. Nếu trước đây bạn ít khi đi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm máu và pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Kiểm tra di truyền

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Nếu bạn có rối loạn di truyền, bé sẽ có khả năng thừa hưởng tình trạng này. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.

Liên hệ bác sĩ:

Gặp bác sĩ trước khi bạn có thai, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh và đang sẵn sàng cho việc đó. Bác sĩ sẽ ‘thảo luận’ cùng vợ chồng bạn về sức khỏe hiện tại, tình trạng sức khỏe trong quá khứ, và thậm chí là sức khỏe của gia đình bạn. 

Bạn có thể cần đến một số xét nghiệm máu và cả tiêm vaccine trước khi mang thai.

Nếu bạn có đang sử dụng các loại thuốc, thảo dược hoặc các thuốc bổ cho sức khỏe, nên trao đổi với bác sĩ về việc có tiếp tục hay không vì chúng có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Các bệnh lí mãn tính như đái đường, tăng huyết áp, tuyến giáp, nên ổn định trước khi bạn có thai.

Nếu bạn có vấn đề về đau răng, lợi nên điều trị trước khi mang thai.

Giảm cân nếu bạn có tình trạng thừa cân, làm như vậy sẽ giảm nguy cơ biến chứng trong thai kì.

Ngừng hút thuốc, rượu và ma tuý, hạn chế cafein:

Vì chúng có thể: 

Làm cho bạn khó mang thai hơn.

Tăng nguy cơ lưu thai.

Nếu bạn cần giúp đỡ để bỏ thuốc lá, rượu hoặc ma túy, liên hệ với những Trung tâm có hỗ trợ dịch vụ đó.

Nghiện rượu hoặc uống rượu trong quá trình mang thai, có thể gây ra các vấn đề lâu dài cho em bé của bạn, chẳng hạn thiểu năng trí tuệ, các vấn đề về hành vi, học tập, hình thái gương mặt và dị tật tim…

Nghiện thuốc lá hoặc hút thuốc trong khi mang thai khiến trẻ sinh ra có cân nặng thấp hơn bình thường, ảnh hưởng sức khỏe trẻ sơ sinh và tăng nguy cơ các bệnh lý cho trẻ. Bản thân người phụ nữ sau sinh cũng lâu phục hồi thể trạng hơn

Nên cắt giảm lượng Cafein khi đang cố gắng mang thai (nhiều hơn 500ml cà phê hoặc 2l soda có chứa cafein) có thể dẫn tới khó mang thai hoặc lưu thai.

Chế độ ăn cân bằng:

Tăng thực phẩm giàu Protein, trái cây, rau, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa sẽ giúp bạn khỏe mạnh trước khi mang thai. Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ uống có ga, quá nhiều đồ ngọt, caffeine mà không có tư vấn của bác sĩ.

Hạn chế lượng cá mà bạn ăn, vì nhiều loại cá có chứa thủy ngân có thể gây dị tật bẩm sinh nếu ăn số lượng lớn.

Nếu bạn thừa hoặc thiếu cân, tốt nhất nên cố gắng đạt được cân nặng lí tưởng trước mang thai.

Thừa cân khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh lí như tiền sản giật, sản giật, đái dường thai kì, thai lưu, dị tật bẩm sinh và mổ đẻ.

Không có gắng giảm cân khi mang thai, do nó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của em bé.

Uống vitamin và Acid folic

Hãy bổ sung vitamin và khoáng chất bao gồm ít nhất 400 microgam acid folic. Acid folic làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ống thần kinh của em bé.

Bổ sung muốn nhất là 3 tháng trước mang thai.

Tránh dùng liều cao của bất kì Vitamin nào, đặc biệt là vitamin A,D,E và K bởi chúng có thể gây dị tật thai.

Tập thể dục:

Tập thể dục trước khi có thai có thể giúp cơ thể bạn đáp ứng lại những thay đổi trong quá trình mang thai, giúp khỏe mẹ khỏe con.

Tham khảo các huấn luyện viên Gym và Yoga để có chế độ tập phù hợp với bà bầu. Các chương trình tập thể dục có thể kéo dài 30 phút một ngày, và khoảng 3 tới 5 ngày cho 1 tuần, cả trước khi thụ thai và trong suốt thai kì.

Nghỉ ngơi và thư giãn:

Khi bạn đang cố gắng mang thai, hãy thư giãn và giảm căng thẳng hết mức có thể. Điều đó giúp bạn dễ mang thai và có một thai kì khỏe mạnh.

Ăn nhiều món dinh dưỡng

Bạn không cần phải ăn quá nhiều nhưng bạn phải ăn những món bổ dưỡng để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh của hai vợ chồng cũng sẽ làm tăng khả năng thụ thai.

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho phụ nữ: Nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày, uống 2 ly sữa và ăn một hũ sữa chua. Tránh những thực phẩm có nhiều chất làm ngọt nhân tạo. Hạn chế uống rượu và cà phê.Chế độ ăn cho người chồng: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh, bơi giỏi để đến gặp trứng. Ăn nhiều cà rốt vì nó chứa nhiều vitamin A và D.

Bổ sung axít folic

Axít folic rất quan trọng cho cơ thể phụ nữ vì nó giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bổ sung axít folic mỗi ngày khi có ý định mang thai. Bạn nên uống khoảng 400mcg axít folic/ngày.

 Tìm hiểu về tiền sử bệnh của cả hai vợ chồng

Đây là một trong những điều quan trọng mà bạn cần làm trước khi mang thai. Điều này để chắc chắn rằng hai vợ chồng không mắc phải bệnh nghiêm trọng nào về rối loạn di truyền. Biết được điều này, bé sẽ ít có nguy cơ thừa hưởng những căn bệnh này từ bố mẹ.

Bạn đã thực sự sẵn sàng?

Trước khi có ý định mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình đã sẵn sàng để làm mẹ chưa. Hãy tự hỏi với những câu hỏi sau:

Cả hai vợ chồng đều mong muốn có con?

Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm mẹ?

Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của việc làm mẹ?

Bạn có thể cân bằng giữa công việc và gia đình?

Nếu có sự khác biệt tôn giáo, bé sinh ra sẽ như thế nào?

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...