Trước khi mang thai cần bổ sung dinh dưỡng như thế nào

Thứ Năm, 25/07/2019 11:47 AM (GMT+7)

Chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai giúp chị em chuẩn bị tốt về sức khỏe để sẵn sàng cho việc mang thai và đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong tương lai. Để quá trình thụ thai thành công bạn nên có sự chuẩn bị về dinh dưỡng đối với cả vợ và chồng.

Dinh dưỡng trước khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn, nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý sẽ giúp giữ được cân nặng ở mức ổn định, tăng khả năng thụ thai và sức đề kháng, dự trữ dinh dưỡng để nuôi thai nhi sắp tới. Chế độ dinh dưỡng tốt cũng là cách bạn chuẩn bị cho quá trình mang thai được tốt nhất.

Đầu tiên, cần có chế độ ăn, ngủ, sinh hoạt điều độ. Không ăn quá no cũng không được để đói. Bạn không nên nhịn ăn khiến cơ thể thiếu chất, ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể. Ngoài ra, bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng rất quan trọng.

175686-che-do-dinh-duong-truoc-khi-mang-thai

Trước khi mang thai, cả vợ và chồng đều cần có chế độ ăn, ngủ, sinh hoạt điều độ.

Bạn cần ăn đủ protein, các chất khoáng và vitamin. Cả vợ và chồng đều cần bổ sung vitamin tổng hợp để có chất lượng trứng và tinh trùng tốt nhất. Nâng cao tiêu chuẩn dinh dưỡng, chọn thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, giàu protein, thêm rau quả.

Để có một thai nhi tốt, người chồng cần chú ý:

- Ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho… 

- Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi. 

- Hạn chế thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

- Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ... thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường. 

- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.

Người vợ cần chú ý:

- Kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella...

- Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức. 

- Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua. 

- Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.

- Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200 mg mỗi ngày.

- Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống...

Phạm Thanh Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....