3 dấu hiệu nhận biết chính xác bệnh parkinson ở người cao tuổi

Thứ Bảy, 22/09/2018 03:58 PM (GMT+7)

Người cao tuổi rất dễ mắc bệnh Parkinson. Dấu hiệu nhận biết bệnh là có biểu hiện run rẩy và tăng trương lực tại các cơ. Bởi vậy, gia đình cần chú ý chăm sóc cho người cao tuổi chu đáo. Hãy tìm hiểu các nguyên nhân, dấu hiệu gây bệnh để kịp thời trị liệu cho người cao tuổi trong gia đình

1. Rối loạn dáng đi

Một trong những triệu chứng của người cao tuổi khi bị mắc hội chứng Parkinson chính là rối loạn dáng đi. Đây cũng là triệu chứng phát tác ngay từ khi bắt đầu xuất hiện tình trạng bệnh.

Biểu hiện của nó thông qua các triệu chứng như: làm giảm cước bộ của người bệnh khiến bước chân ngắn hơn, các động tác phối hợp đi lại giữa chân tay và cơ thể khác biệt hơn so với người thường, bước đi của bệnh nhân không chắc chắn, có thể đi giật lùi, có khi đang đi bệnh nhân dừng lại đột ngột, không thể bước chân lên được…

2. Rối loạn về thần kinh

Rối loạn về tâm thần kinh cũng là một trong những triệu chứng căn bản của bệnh parkin sơn. Bệnh nhân bị mắc chứng này thường dễ lú lẫn mọi chuyện, trí tuệ bị giảm sút nghiêm trọng dẫn tới trí tưởng tượng cũng bị giảm sút theo, giao tiếp khó khăn, trí nhớ suy giảm và mất đi tính tự phát . Với người cao tuổi bị mắc hội chứng này thường chỉ nhớ được và nhắc lại được các sự kiện cũ hoặc những sự kiện mới xảy ra ngay đó.

3. Một số dấu hiệu khác

Bên cạnh hai dấu hiệu được đề cập rõ như ở trên, chúng ta có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu như:

- Rối loạn cảm xúc bao gồm các biểu hiệu không bị rối loạn cảm giác khách quan, thường loạn cảm và đau đớn. Nhiều trường hợp không chịu được nóng. Hoặc người bị bệnh cũng có thể bị rối loạn phản xạ như phản xạ mũi,  phản xạ gân xương nhạy, mi mắt tăng.

Một số triệu chứng khác như triệu chứng về mắt, tức là không có sự rung giật nhãn cầu. Những biểu hiện co mi mắt, cơn quay mắt có thể gặp ở các bệnh nhân có tiền sử viêm não. Ngoài ra bệnh nhân còn có thể bị rối loạn thần kinh thực vật khiến cho cơ thể ra nhiều mồ hôi, táo bón, tiết nhiều nước bọt,tím đầu chi, tăng tuyến bã, phù.

–  Rối loạn tâm thần: không có biểu hiện sa sút tâm thần, hoạt động tâm thần chậm chạp, có rối loạn tình cảm nhất là phản ứng trầm cảm (30-90%).

–  Các thể lâm sàng khác: rối loạn trương lực tư thế có các động tác bất thường. Rối loạn ở mắt, tiểu não, tiền đình như mi mắt chớp luôn luôn, mất động tác giao nhãn cầu, cơn quay mắt phối hợp với cơn quay đầu.

Một số nghiên cứu về bệnh Parkinson cho thấy: từ 50 – 70% bệnh nhân có tình trạng trầm cảm, giảm ham muốn; 50 – 55% rối loạn về tiêu hoá và tiểu tiện; khó nuốt làm cho bệnh nhân ăn rất lâu mới xong bữa; táo bón gặp 50 – 60%, tuổi càng cao tỷ lệ càng tăng; rối loạn về tim mạch: giãn tĩnh mạch hay gặp ở nữ giới, phù chi dưới, tụt huyết áp tư thế đứng; đau các cơ ở gốc chi và chi dưới do sự tăng trương lực cơ; rối loạn về ngữ điệu nói; rối loạn về khớp thường gặp ở các khớp bàn tay và gây những biến dạng, hạn chế động tác.

Hạnh Lê

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....