3 điều cần chuẩn bị khi có con đầu lòng

Thứ Sáu, 11/09/2020 03:49 PM (GMT+7)

Sinh con đầu lòng bạn sẽ phải trang bị rất nhiều kiến thức về tâm sinh lý, kiến thức thai kỳ, sinh con và sức khỏe để có thể chăm sóc tốt cho bản thân và bé ngay từ trong bụng mẹ. Để không bỡ ngỡ với việc lần đầu làm cha mẹ hãy chuẩn bị cho mình những thông tin hữu ích.

sinh-con-dau-long

Mang thai và tự mình cảm nhận một sinh linh bé bỏng đang hình thành, lớn lên từng ngày là niềm vui, hạnh phúc của bất kỳ ông bố bà mẹ nào. Sinh con đầu lòng bạn sẽ phải trang bị rất nhiều kiến thức về tâm sinh lý, kiến thức thai kỳ, sinh con và sức khỏe để có thể chăm sóc tốt cho bản thân và bé ngay từ trong bụng mẹ cho đến khi chào đời. Để không bỡ ngỡ với việc lần đầu làm cha mẹ hãy chuẩn bị cho mình những thông tin hữu ích.

Chuẩn bị tâm lý và trang bị kiến thức trước thai kỳ

Giai đoạn trước thai kỳ, tức là khi bạn đã có kế hoạch sinh con, để hiểu và nắm rõ hành trình xuất hiện và lớn khôn của con cũng như những thay đổi của bản thân, bạn cần chuẩn bị tâm lý thật kỹ, trang bị đầy đủ các kiến thức. Khi mang thai, người mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi về tâm lý từ bất an, mệt mỏi đến lo lắng. Do đó, hãy tạo một tâm lý thoải mái để bạn sẵn sàng đồng hành cùng con trong 9 tháng mang bầu.

Khi mang thai, nên đề cao vấn đề sức khỏe. Bạn không thể đón chào bé yêu bằng một sức khỏe yếu, cho nên trước khi có kế hoạch mang thai, người mẹ nên tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát. Điều này giúp bạn nắm rõ tình trạng cơ thể, chế độ dinh dưỡng… và nhất là phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến bé yêu khi mang thai như thiếu máu, bệnh tiểu đường, lao phổi....

Ngoài ra, nếu đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn phải dừng lại trước khi có thai ít nhất là 2 - 3 tháng. Đối với người làm cha, hãy cân đối lại chế độ ăn uống, tăng cường tập thể dục, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Điều này sẽ làm tăng khả năng thụ thai và chất lượng tinh trùng.

Bên cạnh đó, tài chính cũng là điều không thể bỏ qua khi bạn sinh con đầu lòng. Bố mẹ cần phải xây dựng một nền tảng ngân sách vững chắc ngay từ khi có kế hoạch sinh con. Những tháng thai kỳ, bạn sẽ cần tiền để dùng cho nhiều việc khám thai, siêu âm, tiêm chủng, mua sắm quần áo đồ dùng và chế độ dinh dưỡng cho mẹ. Do vậy bố mẹ hãy có kế hoạch tiết kiệm ngay từ bây giờ để có thể chủ động về mặt tài chính.

5 biến chứng thai sản mẹ bầu cần biết

Trang bị các kiến thức về biến chứng thai sản là rất cần thiết để có phương án xử lý kịp thời trước các biến chứng có thể xảy ra. Tìm hiểu ngay!

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần phải làm các xét nghiệm để theo dõi và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Ngoài ra bạn cần tìm hiểu thêm một số dấu hiệu có thai sớm nhất để bạn biết gia đình sắp có thêm thành viên mới như thân nhiệt cao hơn bình thường, ngực căng, thường xuyên bị chuột rút, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi… Lúc này bạn có thể sử dụng các dụng cụ thử thai để thử, tuy nhiên cách tốt nhất để xác định có em bé hay không là đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Chăm sóc sức khỏe trong các tháng thai kỳ

Trải qua những tháng thai kỳ từ giai đoạn đầu cho đến 3 tháng cuối, chăm sóc sức khỏe là điều cực kỳ quan trọng. Sức khỏe tốt đồng nghĩa với việc bé yêu khỏe mạnh.

Đặt lịch khám thai định kỳ

Đặt lịch khám thai định kỳ là điều bạn phải thực hiện, đồng thời bắt buộc tuân thủ trong các tháng thai kỳ để bạn nắm rõ hết những thay đổi và tình hình sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Đồng thời có thể kịp thời xử lý nếu có bất thường xảy ra trong quá trình mang bầu.

Để đảm bảo an toàn và chính xác, bạn nên đến khám thai tại các cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ sản khoa uy tín. Bạn cần nắm rõ các mốc quan trọng của quá trình thai kỳ để thực hiện việc thăm khám và tiêm chủng đầy đủ nhất.

Chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng

Đừng quên thiết kế cho mẹ bầu một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng với sự đa dạng và đảm bảo về chất lượng thực phẩm. Người mẹ chú ý, đừng để mình suy dinh dưỡng nhưng cũng đừng biến mình thành thai phụ quá thừa cân.

Trong những tháng thai kỳ, người mẹ sẽ có triệu chứng ốm nghén khiến việc ăn uống khó khăn. Để dễ hấp thụ, các mẹ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ và nên ăn thêm bữa phụ. Đặc biệt, tránh tuyệt đối việc thai phụ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như ngộ độc thức ăn khiến thai nhi bị ảnh hưởng.

Chăm sóc giai đoạn sau sinh

Để người mẹ phục hồi cơ thể sau sinh và bé yêu có một sự khởi đầu tốt nhất, chăm sóc sức khỏe giai đoạn hậu sản cần đặc biệt chú ý.

Đối với người mẹ

Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ bắt đầu khôi phục lại những điều đã thay đổi trong suốt quá trình mang thai và sinh nở, đồng thời cần tạo sữa để nuôi con. Giai đoạn này người mẹ nên nghỉ ngơi và thư giãn kèm theo đó là áp dụng một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng stress, trầm cảm sau sinh.

Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi các vấn đề như đau hậu sản, bàng quang, chảy máu, sa tử cung... để kịp thời có biện pháp xử lý.

Đối với bé sơ sinh

Chăm sóc trẻ sau sinh có thể xem là giai đoạn khó khăn đối với nhiều bà mẹ, nhất là những người sinh con đầu lòng. Hãy chú ý đến giấc ngủ của bé, tuy nhiên nếu bé ngủ quá nhiều, tức hơn 16 tiếng mỗi ngày thì hãy xin tư vấn từ bác sĩ bởi có thể đây là một dấu hiệu nhiễm trùng.

Trong vòng 1 tuần sau khi chào đời, phần lớn trẻ sơ sinh có biểu hiện vàng da. Đây là một hiện tượng sinh lý rất bình thường và nó sẽ tự khỏi sau 7 - 10 ngày. Nhưng nếu thấy tình trạng vàng da kéo dài hãy gọi ngay cho bác sĩ để có phương án can thiệp, xử lý.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....