4 sai lầm của mẹ có thể khiến con gái bị “viêm nhiễm vùng kín” từ khi sơ sinh

Thứ Ba, 15/09/2020 10:26 AM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh phụ thuộc hoàn toàn vào người thân trong việc ăn, ngủ, nghỉ. Vì vậy, chỉ cần 1 chút bất cẩn hoặc sơ ý của mẹ trong vệ sinh vùng kín có thể khiến bé gái mắc các bệnh về vùng kín.

ve-sinh-be-gai

Việc chăm sóc bé gái có chút đặc thù hơn các bé trai về vấn đề vệ sinh cơ thể. Nếu mẹ vệ sinh cơ thể cho bé có chút qua loa, đại khái vô hình đã để lại mầm mống về bệnh vùng kín cho bé đó.

Sử dụng nước nhiễm khuẩn

Hàng ngày, mẹ vẫn vệ sinh cơ thể cho bé gái nhà mình bằng nước dùng hàng ngày, đó là nước sạch thì vô cùng tốt. Nhưng mẹ có biết trong những chuyến đi chơi xa, những nguồn nước ở đó có thật sự được đảm bảo không thì chúng ta tạm thời chưa xác định được. Và có chăng thì chúng ta cũng tặc lưỡi nghĩ rằng nước thì có vấn đề gì, mọi người đều dùng mà, chắc không sao đâu. Nhưng không phải nguồn nước nào mọi người dùng cũng đảm bảo không nhiễm khuẩn. Nếu nguồn nước mẹ dùng để vệ sinh vùng kín cho bé gái không đảm bảo sạch sẽ thì hành động đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh vùng kín cho bé. Chính vì vậy, mẹ cần lưu ý một chút về nguồn nước sử dụng. Trong trường hợp mẹ cảm thấy không an tâm với nguồn nước ở nơi gia đình du lịch thì có thể rửa vùng kín cho bé bằng nước khoáng hoặc nước đun sôi, để nguội.

Lau khô vùng kín bằng khăn bẩn 

Khi tắm cho bé xong mẹ thường sẽ dùng khăn thấm hết nước trên cơ thể bé để tránh các bệnh nhiễm lạnh, hay bệnh ngoài da cho bé. Hành động này sẽ thật tốt khi chiếc khăn đó hoàn toàn sạch sẽ. Vì chỉ có khăn sạch mới không để lại vi khuẩn trên da bé. Nếu vì mấy hôm nay trời mưa tầm tã, khăn tắm của bé chưa khô hẳn nhưng mẹ nghĩ rằng lau tạm một bữa cũng không sao. Suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm. Vì khi môi trường ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Mẹ dùng khăn ẩm lau khô cho bé, nhất là vùng kín vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh vùng kín cho bé. Để tốt nhất cho bé, mẹ nên phơi khăn thật khô ráo rồi mới dùng khăn đó lau người cho bé. Nếu thời tiết ẩm ướt thì mẹ cần phải phơi khăn ở nơi thoáng gió, thoáng khí, không để nơi khuất gió, ẩm thấp vì như vậy vi khuẩn rất dễ phát triển.

Có rất nhiều mẹ khi tắm xong cho con gái tiện tay lấy khăn của bố hoặc của mẹ lau người và vùng kín cho bé. Nhưng mẹ đâu biết có thể khăn đã được giặt sạch nhưng vi khuẩn chưa được khử hết nên có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Bé cũng như người lớn, cần có khăn riêng để lau cơ thể sau khi tắm. Và mẹ nhớ thường xuyên thay khăn tắm cho bé để đảm bảo vấn đề vệ sinh nhé!

Sử dụng khăn ướt để chăm sóc vùng kín 

Có nhiều mẹ vẫn thường dùng khăn ướt để lau chùi vùng kín cho bé vì nghĩ khăn ướt sạch sẽ, thơm tho, lau xong da rất khô thoáng. Nhưng bản thân khăn ướt có hóa chất, hương liệu tạo mùi, thậm chí có cả chất khử trùng có thể có tác dụng ngược mà mẹ không biết.

Vì vậy, mẹ nên vệ sinh vùng kín cho bé bằng “nước sạch” rồi dùng khăn bông thấm hết nước là tốt nhất. Chỉ cần như vậy là có thể đảm bảo vệ sinh và thổi bay mùi khó chịu rồi.

Nếu gia đình có kế hoạch đi chơi xa mẹ có thể dùng khăn giấy mềm, khô vệ sinh vùng kín cho bé

Không thay đổi đồ lót thường xuyên 

Quần lót bẩn là nguyên nhân nặng ký nhất về việc viêm nhiễm vùng kín. Vì vậy, mẹ cần giữ gìn quần lót cho bé sạch sẽ. Nếu bé nghịch ngợm để quần bị dính bẩn thì mẹ nên thay luôn cho bé. Mỗi ngày tối thiểu mẹ cần thay cho bé 1 quần 1 ngày. Dù cả ngày bé không có chơi đùa và mẹ cảm thấy quần vẫn sạch cũng phải thay. Vì vi khuẩn bám ở quần chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường được.

Quần lót của bé mẹ nên thay thường xuyên hơn, chứ không nên để mặc đến khi nào hỏng mới đổi.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....