4 thói quen dỗ con ngủ sai lầm, trẻ ảnh hưởng cả trí não lẫn chiều cao

Thứ Hai, 14/09/2020 02:33 PM (GMT+7)

Dưới đây là những cách dỗ con ngủ có thể khiến con khó ngủ hơn, gây ảnh hưởng về sức khỏe mà cụ thể là trí não và chiều cao của bé. Bố mẹ hãy tránh xa để giúp con tận dụng tối đa lợi ích của giấc ngủ nhé.

do-con-ngu

Dỗ con ngủ là công việc quen thuộc đối với nhiều bậc bố mẹ. Nhưng trước giờ nhiều người trong chúng ta thường chỉ chú trọng tới việc dỗ sao cho bé nhanh ngủ, ngủ ngoan chứ chưa biết rằng cách dỗ con ngủ đó có thực sự tốt hay không. Nhiều người còn sử dụng cách dỗ con ngủ tai hại, khiến quá trình phát triển trí não và chiều cao của con bị ảnh hưởng. Bố mẹ hãy kiểm tra lại nhé!

Cho con ngủ trong môi trường yên tĩnh 

Trẻ không như người lớn và không cần môi trường quá yên tĩnh mới ngủ được. Vì khi ở trong bụng mẹ, bé đã quen với tiếng ồn từ các cơ quan trong cơ thể mẹ rồi.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thời gian đầu đời, bé có khả năng “che chắn” các tiếng ồn ở một mức độ nhất định bên ngoài và vẫn bảo đảm giấc ngủ của mình. Ngược lại nếu bé ngủ trong môi trường quá yên tĩnh thì con có thể không ngủ ngon, ngủ sâu như ý.

Từ điều này mà nhiều mẹ sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) để dỗ bé nếu con bị khó ngủ, vỗ về trẻ đang ngọ ngoạy, khó chịu.

Hễ bé trở mình là dỗ bé ngay 

Bố mẹ thường có thói quen đó là… quá lo lắng cho con. Điển hình trong việc ngủ, nếu thấy con đang ngủ nhưng bé đột nhiên cử động, ọ ọe… thì bố mẹ lập tức dỗ con, ru con hay vỗ vỗ nhẹ vào người bé với hy vọng bé nhanh chóng trở lại giấc ngủ. Thật ra, cách làm này sẽ gây hại cho bé hơn là lợi.

Bởi như bố mẹ biết, về cơ bản, trẻ có giai đoạn ngủ sâu và giai đoạn ngủ lơ mơ. Ở giai đoạn lơ mơ, trẻ sẽ ngọ ngoạy hoặc cử động tay chân, và rất dễ thức giấc. Vì thế mà khi bố mẹ thấy con cử động mà dỗ dành thì vô tình, bố mẹ đã đánh thức con dậy rồi. Thói quen này về lâu dài không tốt cho sự phát triển trí não và chiều cao của trẻ.

Để trẻ ngủ nằm sấp 

Nhiều bố mẹ thấy rằng con nằm ngủ sấp thì con ít quấy khóc hơn, dỗ con ngủ cũng dễ hơn. Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn cho rằng đây là tư thế ngủ bào thai, hoặc nhiều bé khá ưa thích tư thế ngủ này nên mẹ sẽ chiều con. Nhưng thật ra, đây là tư thế ngủ nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lý do đó là các bé ngủ sấp có nguy cơ bị đột tử sơ sinh cao gấp nhiều lần so với trẻ bình thường. Hơn nữa, tư thế ngủ này khiến trẻ khó thở, cổ lại không chịu được sức nặng của đầu mà bé còn nhỏ thì khó trở mình, có thể bị ngạt và nguy hiểm tới tính mạng.

 Chèn gối và gấu bông để… con thấy an toàn và dễ ngủ 

Mẹ sợ khi không có mẹ ở bên, con ngủ dậy sẽ dễ khóc lóc. Chính vì thế mẹ sẽ có thói quen chèn thêm gối hay gấu bông cho con thấy có bạn, có cảm giác an toàn và có thể dựa hay gác tùy thích.

Cách làm này cũng nguy hiểm hệt như để trẻ ngủ sấp vậy. Vì có khi trong quá trình cựa quậy, gối hay gấu bông sẽ chèn lên bé, đè lên mặt và có thể khiến con khó thở, nhẹ thì con khó ngủ còn nặng hơn thì con cũng có thể bị ngạt, bị gặp nguy hiểm.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....