5.000 USD hỗ trợ sáng kiến chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh thiếu niên

Thứ Sáu, 25/01/2019 12:42 PM (GMT+7)

Đây là thông tin được đưa ra tại Lễ phát động cuộc thi tìm kiếm sáng kiến “Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ tình dục (SKSS/SKTD) năm 2018, được Trung ương Đoàn phối hợp tổ chức chiều 13/11 tại Đà Nẵng.

 

4607653822547674881813846890142392016437248n-crop-15420999497941567206493

Thanh niên cần cách tiếp cận thông tin, dịch vụ SKSS/SKTD thân thiện, dễ dàng

Ông Nguyễn Thanh Hảo – Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) chia sẻ, những năm qua, tổ chức Đoàn các cấp đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên thông qua các mô hình can thiệp tại cộng đồng.

Những hoạt động này, theo ông Hảo, đã góp phần nâng cao nhận thức, hướng tới chuyển đổi hành vi cho thanh thiếu niên trong công tác chăm sóc sức khoẻ, bao gồm cả SKSS/SKTD.

Tuy nhiên, ông Hảo cũng chia sẻ, báo cáo kết quả khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc SKSS của vị thành niên, thanh niên gần đây cho thấy, việc tiếp cận thông tin, dịch vụ, tư vấn về chăm sóc SKSS/SKTD cho thanh niên còn thiếu.

Ông Hảo cũng nhìn nhận, những vấn đề của thanh niên như SKSS/SKTD, phòng chống HIV/AIDS, bạo hành trên cơ sở giới và kỹ năng sống của thanh niên chưa được quan tâm đầy đủ trong các chính sách, chương trình hành động của các bộ, ngành, tỉnh/thành và các chương trình mục tiêu quốc gia…

Chỉ ra một trong những nguyên nhân, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương cho rằng, do các phương thức truyền thông chưa thường xuyên được đổi mới, thiếu sáng tạo, thiếu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thân thiện với thanh niên, chưa tập trung đối tượng thanh niên cụ thể...

Bà Phan Lê Mai - cán bộ chương trình về thanh niên của 

4604077419468601487238517325172757480603648n-crop-15420998109941217369155

Quỹ Dân số Liên hợp Quốc tại Việt Nam (UNFPA) bày tỏ, thanh niên mong muốn được tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD thân thiện và dễ dàng. Họ cũng cần cách tiếp cận mới, sáng tạo phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu về SKSS/SKTD, giúp họ có khả năng đưa ra các quyết định về các mối quan hệ có trách nhiệm và an toàn.

“Kêu gọi sáng kiến do thanh niên làm chủ về tăng cường tiếp cận thông tin và dịch SKSS/SKTD là ví dụ về sự tham gia của thanh niên từ khâu thiết kế, thực hiện và quản lý một mô hình can thiệp nhỏ cho chính đối tượng thanh niên.

Các sáng kiến chứng minh được hiệu quả có thể sẽ làm một minh chứng về sự sáng tạo và truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, và có thể sẽ được tiếp tục hỗ trợ để nhân rộng” – bà Mai nói thêm.

Có thông tin, kiến thức, thanh niên tự tin bảo vệ bản thân

Nguyễn Ly Ly (26 tuổi, quê Quảng Nam) là giáo viên THPT môn Sinh học. Cô giáo trẻ này cho biết, trong nội dung giảng dạy, cô và các đồng nghiệp đã lồng ghép linh hoạt để truyền đạt cho học sinh các nội dung về chăm sóc SKSS/SKTD.

Từ năm 2015, khi Trung ương Đoàn phát động tìm kiếm sáng kiến Chăm sóc SKSS/SKTD, cô giáo trẻ vừa tốt nghiệp Đại học, khi đó đang hoạt động trong nhóm Hành trình không lời (Câu lạc bộ người điếc tại Đà Nẵng) đã chủ động kêu gọi cộng sự tham gia dự án, với đối tượng thụ hưởng là 60 thanh thiếu niên khuyết tật câm điếc tại Đà Nẵng.

Dự án “Hành trình không lời” của Ly Ly và các bạn là một trong 6 dự án xuất sắc được Ban tổ chức Cuộc thi hỗ trợ kinh phí là gần 45 triệu đồng để thí điểm triển khai trong 6 tháng (từ tháng 1-6/2016).

“Qua nhiều hoạt động như: Tập huấn nâng cao năng lực; xây dựng tình huống phòng chống xâm hại tình dục, tình dục an toàn; Triển lãm tranh, các buổi sinh hoạt, trò chơi… giúp những bạn bị điếc – nhóm người yếu thế trong cộng đồng - có thêm kiến thức, năng lượng, tự tin. Chính họ cũng là những “tuyên truyền viên” cho gia đình, người thân…” – Ly Ly nói.

Là một người câm, điếc, Phan Thị Hà My (25 tuổi, ở Gia Lai, đang làm việc tại Đà Nẵng) cũng là một trong hàng chục thanh niên thụ hưởng dự án “Hành trình không lời” không giấu được hứng khởi khi chia sẻ với chúng tôi cảm xúc sau khi tham dự chương trình này.

 Thông qua “phiên dịch viên”, cô gái trẻ cho biết, sau khi tham gia dự án, một người bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp thông thường như cô học được cách bảo vệ bản thân, tránh những tình huống không hay trong cuộc sống.

Hà My cũng bày tỏ rằng, chỉ 6 tháng tham gia, cô thấy tự tin hơn hẳn trong công việc, hoà nhập cộng đồng.

Theo Ly Ly, chuyện SKSS/SKTD giành cho đối tượng thanh niên khuyết tật nói riêng hay thanh niên nói chung là chuyện tế nhị, “dễ đùa, khó nói”, rất khó để tiếp cận một cách “công khai”, nên họ cần cách tiếp cận gần gũi, thân thiện nhất.

Theo Ly Ly, với thanh niên, tốt nhất là tổ chức các hoạt cảnh, dựng tình huống, các hoạt động “trực diện”, lan toả tới nhiều người để họ dễ hiểu, nhớ lâu…

Những người trẻ tham gia lễ phát động ngày 13/11 cho biết, họ mong muốn được tiếp cận, tập huấn các kỹ năng, kiến thức truyền thông SKSS/SKTD, hỗ trợ cách thức thực hiện tư vấn... và mong chờ những sáng kiến chăm sóc SKSS/SKTD xuất sắc sẽ được lựa chọn, chia sẻ trong cả nước.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....