6 dấu hiệu bất thường trên cơ thể bạn không nên bỏ qua

Thứ Tư, 17/06/2020 07:16 AM (GMT+7)

Dưới đây là một số dấu hiệu bất thường từ cơ thể mà bạn không nên bỏ qua.

bat-thuong-tren-co-the

Bàn chân đổi màu hồng

Nếu bạn thấy chân đổi màu hồng bất thường, da cảm giác mỏng và nhăn nheo, bạn nên kiểm tra máu để xác định nồng độ đường huyết.

Đây có thể là dấu hiệu hội chứng chuyển hóa, trong đó có tiểu đường.

Lông mày thưa đi

Nếu bạn nhận thấy lông mày bỗng dưng trở nên thưa hơn, bạn nên đi khám để kiểm tra tuyến giáp. Lông tóc thưa, mọc chậm có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp.

Ngón chân sưng phù

Nêu da chân sạch sẽ, không mẩn ngứa, dị ứng nhưng bạn vẫn thấy các ngón chân sưng phù thì bạn nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp vảy nến (tên tiếng Anh là psoriatic arthritis).

Bệnh có thể gây sưng đau ngón tay và ngón chân trước khi có các triệu chứng biến dạng ở khớp. Bệnh cũng có thể gây đau chân tại tại những ddiemr gân và dây chằng bám vào xương như gót chân hoặc lòng bàn chân.

Ngoài ra một số bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến còn bị đau lưng dưới do bị viêm cột sống.

Chán ăn

Bạn không nên coi chán ăn là tin vui khi muốn giảm cân. Nếu bạn nhận thấy mình đột ngột chán ăn và sút cân, đó có thể là dấu hiệu một số hội chứng chuyển hóa.

Ngoài ra nếu bạn gặp tình trạng ợ hơi, ợ chua, đó có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản

Da ngứa ngáy

Ngứa da có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trước khi đi khám bác sĩ, bạn nên kiểm tra lại vết ngứa. Nguyên nhân có thể là do côn trùng cắn, dị ứng với kem dưỡng da hay chất vải trên quần áo mới.

Nếu không phát hiện nguyên nhân gây ngứa, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra.

Móng tay biến dạng

Nếu bạn thấy móng tay bất ngờ thay đổi hình dáng, phồng dày lên, mọc lồi ra, còn gọi là móng tay dùi trống, đây có thể là dấu hiệu bệnh về tim và phổi.

Móng tay dùi trống chỉ là một dấu hiệu cảnh báo bệnh tật trên cơ thể, có thể gây ra bởi nhiều loại bệnh khác nhau, do đó bạn nên kiểm tra tổng thể.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....