7 dấu hiệu viêm đường tiết niệu phụ nữ nào cũng nên biết

Thứ Hai, 10/02/2020 02:26 PM (GMT+7)

Bệnh viêm đường tiết niệu khi không được điều trị dứt điểm có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tới vùng thận. Do đó, các chị em cần nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

viem-tiet-nieu

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu

Đau, nhức hoặc nóng rát khi đi tiểu là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bị gây ra bởi vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Vi khuẩn tác động vào niệu đạo và bàng quang khiến bạn cảm thấy muốn đi tiểu ngay lập tức và thường xuyên.

Nhiễm trùng khiến bạn cảm giác bàng quang đầy, nhưng thực tế do đi liên tục, lượng nước tiểu không nhiều như bình thường.

Buồn nôn và ói mửa là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của viêm đường tiết niệu. Khi đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn, nó sẽ lây lan đến thận, gây ra buồn nôn và ói mửa.

Khi bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nước tiểu sẽ có màu đỏ nhẹ hoặc có máu trong nước tiểu. Khi thấy nước tiểu có dấu hiệu bị đục, có máu, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Nước tiểu có mùi nặng, hơi hăng là dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng.

Đau, chuột rút xung quanh vùng bàng quang, xương chậu là triệu chứng rõ ràng nhất khi bị nhiễm trùng tiết niệu. Kèm theo đó là chứng căng cơ và cảm giác mệt mỏi. 

Phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ như thế nào?

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, các bạn nên tham khảo và làm theo hướng dẫn sau:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là trước khi giao hợp.

Tránh sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như: ngâm tắm trong bồn tắm pha xà phòng, dùng chất khử mùi tại chỗ,... Thay vào đó, bạn nên tắm dưới vòi hoa sen.

Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu tống xuất các vi khuẩn khỏi đường tiểu.

Đi tiểu trước và sau khi giao hợp.

Khi đi đại tiện nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào lỗ niệu đạo.

Tăng cường sử dụng thực phẩm giàu vitamin C như các loại hoa quả có múi để giảm nguy cơ viêm đường tiết niệu.

Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thường xuyên bị viêm đường tiết niệu nên xem lại tư thế giao hợp để tránh các tư thế tác động nhiều tới lỗ niệu đạo.

Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì việc này sẽ khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Không chỉ vậy, nhịn tiểu còn làm tăng nguy cơ trương cơ, co thắt bàng quang.

Khi đi tiểu nên đi từ từ, không quá sức để tránh ảnh hưởng tới xương chậu.

Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu như u phì đại tuyến tiền liệt, sỏi đường tiết niệu.

Tránh mặc quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu bí, nóng.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....