8 dấu hiệu cho thấy con bạn bị mắc viêm màng não 

Thứ Hai, 03/06/2019 09:46 PM (GMT+7)

Viêm màng não ở trẻ là một bệnh nguy hiểm đặc trưng bởi phản ứng viêm của màng não và tủy sống, do virus (bệnh được gọi là viêm màng não vô khuẩn) hoặc vi khuẩn từ vị trí nhiễm trùng tại một phần khác của cơ thể di chuyển theo máu sang não và tủy...

1. Sốt cao đột ngột

Một trong những triệu chứng của viêm màng não là trẻ bị sốt một cách đột ngột kèm theo biểu hiện run rẩy. Nếu đã biết nói, con sẽ cho biết là bé đang rất lạnh, với các bé nhỏ hơn, con có thể tự tìm mền để đắp hay muốn được bế để ủ ấm.

Nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng rất nhanh và bạn khó có thể hạ sốt cho bé. Sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác như viêm họng, sốt siêu vi, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng… nên bạn cần chú ý đến các dấu hiệu khác của trẻ. Điều này có thể giúp bạn nhận ra những thay đổi trong tình trạng sức khỏe của con.

2. Con có biểu hiện đau đầu dữ dội

Những cơn nhức đầu do viêm màng não thường không chỉ đơn giản là cơn đau đầu dữ dội mà còn có thể đau đến mức không thể chịu đựng được. Đây có thể là nguyên nhân khiến bé quấy khóc không ngừng hoặc tỏ ra lơ mơ. Ngoài ra, cơn đau cũng có thể lan đến cổ của trẻ, do đó một số trẻ có thể than đau cổ hoặc xoay trở cổ thường xuyên.

Một dấu hiệu quan trọng khác giúp nhận diện bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh là thóp trẻ bị sưng.

viemmangnao

3. Tầm nhìn đôi

Trẻ bị bệnh viêm màng não không thể tập trung nhìn một vật gì đó. Đây là lý do giải thích vì sao con bị tầm nhìn đôi.

4. Đau bụng, buồn nôn và nôn

Trẻ bị bệnh viêm màng não thường mất cảm giác ngon miệng. Điều này xảy ra là do trẻ bị nôn hoặc buồn nôn liên tục kèm theo triệu chứng đau bụng.

5. Nhạy cảm với ánh sáng

Một dấu hiệu khác của viêm màng não là sợ ánh sáng chói. Ánh sáng chói khiến trẻ cảm thấy đau nhức mắt, chảy nước mắt và làm cho cơn đau đầu trở nên dữ dội hơn.

6. Tư thế cò súng – một triệu chứng viêm não ở trẻ em điển hình

Bạn có thể nhận biết trẻ có bị viêm màng não hay không nếu nhận thấy con trong tư thế nằm nghiêng, đầu ngửa ra sau, hai tay co lại, hai đầu gối co sát bụng, lưng cong ra sau. Trong y khoa, tư thế này còn được gọi là tư thế cò súng. Nếu bạn cố gắng xoay đỡ để bé nằm ở vị trí khác, bé sẽ có xu hướng nằm lại như cũ.

7. Con không thể duỗi thẳng chân

Để xác định được, cho con nằm ngửa và thực hiện các bước sau:

Bạn đặt tay lên ngực trái của con, tay phải luồn dưới gáy của con và từ từ nâng đầu con lên: Nếu con bị viêm màng não, bé sẽ có biểu hiện bị đau gáy và co hai chân lại.

Cho con nằm ngửa, chân duỗi thẳng, bạn gấp cẳng chân 1 bên chân của con vào đùi, từ từ gấp đùi vào bụng: Con bị viêm màng não khi chân còn lại cũng co lại.

Cho con nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng: Bạn ấn mạnh lên bờ xương mu của con, bé bị viêm màng não sẽ có phản ứng co hai chân vào bụng.

Ngoài ra, trẻ bị bệnh này còn có dấu hiệu Kernig như con không thể hoàn toàn duỗi chân nếu bạn nhấc chân của con lên một góc khoảng 90°. Bạn có thể kiểm tra bằng cách sau: Cho con nằm ngửa, đặt cẳng chân của con vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân mình. Sau đó, bạn từ từ nâng cẳng chân của con lên thẳng trục với đùi. Con bị tổn thương màng não khi các cơ sau đùi và cẳng chân bị co cứng, bạn không nâng cẳng chân của con lên được hoặc nâng lên được rất ít hoặc con than đau hay khóc.

8. Phát ban

Phát ban da cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm màng não. Bạn có thể làm xét nghiệm này tại nhà để biết con có bị viêm màng não hay không. Cách thực hiện như sau:

Lấy một ly thủy tinh trong suốt, bạn đặt ly vào vị trí phát ban và ấn mạnh cho đến khi vùng da xung quanh trở nên nhợt nhạt. Nếu các đốm phát ban trở nên nhợt nhạt cùng với da, nhiều khả năng là bé không bị viêm màng não. Nếu đốm phát ban không nhợt màu, bạn nên đưa con đi khám, nguy cơ cao là bé đang bị phát ban do viêm màng não.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....