Ăn gia vị thế nào để tránh tăng choresterol trong máu

Chủ Nhật, 02/08/2020 11:30 AM (GMT+7)

Ăn mặn thường xuyên làm tăng huyết áp. Huyết áp cao dẫn tới nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Cụ thể, việc ăn nhiều muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. Ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.

Người bị cao huyết áp, cholesterol như bạn cần giảm ăn mặn, chứ không phải không nêm gia vị vì cơ thể vẫn cần một lượng muối nhất định. 

suckhoe-1

 Hành tím (hành ta)

Theo y học cổ truyền, hành tím có vị cay ngọt, tính ấm, giúp thông khí, điều hòa kinh mạch và tạng phủ. Theo một số nghiên cứu gần đây của Anh và Trung Quốc, hành tím giúp giảm cholesterol xấu LDL, từ đó giúp giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, bao gồm cao huyết áp.

Hành tây

Dùng làm nước ép hoặc nấu ăn, với liều lượng 50-100 g mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ điều trị cao huyết áp.

Tỏi

Tinh dầu cay trong tỏi giúp thanh lọc cholesterol xấu LDL, giúp hạ huyết áp nhờ tăng sản xuất oxit nitric và hydrogen sulfit làm giãn nỡ mạch máu.

Gừng

Tinh dầu trong gừng giúp tăng khả năng ức chế hấp thu cholesterol của cơ thể, đồng thời chứa một hợp chất tự nhiên có cấu tạo giống axit salicylic trong thuốc aspirin nên làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp.

Bệnh mỡ máu hay y khoa gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa lipid. Trong cơ thể chúng ta có 2 loại cholesterol "tốt" và "xấu". Bệnh mỡ máu xảy ra khi các cholesterol "tốt" ít đi, cholesterol "xấu" tăng lên, gây ra rối loạn mất cân bằng cholesterol trong cơ thể.

Cholesterol tham gia vào cấu tạo màng tế bào; Triglycerid cung cấp năng lượng cho cơ thể, nếu quá nhiều cũng góp phần tạo thành mảng xơ vữa ở thành mạch máu, HDL (mỡ tốt) làm nhiệm vụ vận chuyển phân tử cholesterol thừa từ các cơ quan về gan để thải ra ngoài, nếu giảm HDL nguy cơ xơ vữa thành mạch.

LDL (còn gọi là mỡ xấu) làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol ngược lại từ gan đến các cơ quan, đến tế bào; nếu quá nhiều cholesterol làm tăng LDL, sẽ tạo ra các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu:

Giá đỗ

Giá đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ và vitamin cao, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Vì vậy nên thêm giá đỗ luộc vào bữa ăn hàng ngày để điều chỉnh rối loạn mỡ máu của cơ thể.

Ngũ cốc

Ngũ cốc là một thực phẩm tuyệt vời dành cho những người mắc bệnh mỡ máu. Ngũ cốc không chỉ giàu chất xơ giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong cơ thể, mà còn giúp người bệnh có cảm giác no lâu, qua đó điều chỉnh trọng lượng cơ thể cho phù hợp.

Các loại cá và dầu thực vật

Như đã đề cập ở trên, các loại cá và dầu thực vật là những thực phẩm có chứa nhiều axit béo không no có tác làm giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Vì vậy, nên duy trì ăn cá từ 2-3 lần/ tuần; các loại dầu thực vật có thể chế biến bằng cách xào hay trộn thức ăn hàng ngày, không nên sử dụng dầu dưới dạng chiên rán.

Rau xanh, hoa quả

Rau xanh và các loại quả hầu hết đều có hàm lượng chất xơ cao, giúp đào thải cholesterol xấu trong cơ thể. Táo được xem là loại quả tốt nhất trong việc loại bỏ hàm lượng cholesterol dư thừa, giúp cải thiện tích cực tình trạng bệnh rối loạn mỡ máu. Bên cạnh táo, nấm hương và hành tây cũng là 2 loại thực phẩm đóng góp không nhỏ trong việc điều trị mỡ máu, có vai trò triệt tiêu cholesterol xấu và bổ sung cholesterol tốt cho sức khỏe.

Các loại thịt trắng

Không chỉ ăn rau xanh và hoa quả, người bệnh cũng cần protein để cung cấp đầy đủ năng lượng, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ. Bệnh nhân rối loạn mỡ máu cũng cần chú ý không ăn da động vật.

Uống nhiều nước

Bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên duy trì uống nhiều nước mỗi ngày, cải thiện quá trình bài tiết, qua đó loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Trên đây là một số lưu ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người bệnh cần phối hợp chế độ ăn uống với luyện tập thể dục đều đặn để loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...