Ảnh hưởng của quá trình dậy thì sớm tới trẻ

Thứ Năm, 24/11/2022 10:21 AM (GMT+7)

Dậy thì sớm đang là nỗi lo của rất nhiều bậc làm cha mẹ. Không ít trẻ mặc cảm vì cơ thể phổng phao hơn bạn bè cùng trang lứa. Bên cạnh đó, các con còn đối mặt với rối loạn tâm lý và nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến dậy thì quá sớm.

Hiện nay có nhiều trẻ mới khoảng 5, 6 tuổi đã bắt đầu có các dấu hiệu dậy thì sớm có thể chỉ đơn thuần là do phát triển dậy thì trước thời hạn. Tuy nhiên cũng có thể do một số nguyên nhân thực thể sau:

- Dậy thì sớm trung ương do hoạt động quá sớm của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục: Đối với trẻ gái thường không rõ nguyên nhân; đối với trẻ trai thì đến 70% là do khối u, tổn thương thần kinh

- Ngoài ra còn do các nguyên nhân tại não như khối u trong não hoặc tủy sống, viêm màng não hay viêm não, chịu các bức xạ lên não và tủy sống, suy giáp....Dậy thì sớm ngoại biên thường do: U buồng trứng, U tinh hoàn, Các bệnh lý về tuyến thượng thận như tăng sản thượng thận bẩm sinh, Các bệnh liên quan tới di truyền, Gia tăng tiếp xúc với các hormon giới tính như estrogen và testosterone qua thức ăn hay kem bôi ngoài.

Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng gây ra thừa cân, béo phì cũng dễ dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ. Hiện tượng này có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ như sau:

Gây ảnh hưởng đến tâm lý: Những thay đổi trên cơ thể của trẻ dậy thì sớm khác với những trẻ cùng trang lứa sinh ra những vấn đề tâm lý làm cho trẻ ngại ngùng, dễ làm cho trẻ có tâm lý tự ti và để lại di chứng cho trẻ sau khi trưởng thành. Trẻ gái có thể buồn rầu và dễ cáu. Trẻ trai có thể hay gây gổ nhiều hơn. Mặt khác những đứa trẻ này, mặc dù dậy thì sớm về sinh lý nhưng tâm lý lại không phát triển. Do đó trẻ rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục... Nhiều bé gái bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai hay mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ: Ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm thường sẽ có chiều cao thấp hơn tiêu chuẩn do hoóc môn sinh dục kích thích sự phát triển của xương. Khi giai đoạn dậy thì kết thúc, sự tăng trưởng chiều cao cũng dừng lại. Vì vậy trẻ dậy thì sớm thường không đạt được chiều cao đầy đủ khi trưởng thành. Nhiều trường hợp trẻ dậy thì sớm bị lùn.

hình bé dậy thì

Ham muốn tình dục trước tuổi: Sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Do suy nghĩ còn nông nổi, tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội. Từ đó dẫn đến mang thai hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. 

Ảnh hưởng tới chất lượng học tập của trẻ

Với trẻ gái do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm gây ra hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Dậy thì sớm gây nhiều hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của trẻ. Việc trì hoãn dậy thì sớm cho trẻ sẽ tạo cơ hội cho xương phát triển theo tốc độ riêng trong giai đoạn dài hơn, các khớp không bị "khóa" quá sớm, giúp trẻ có cơ hội đạt chiều cao lý tưởng hơn khi trưởng thành. Đồng thời việc này cũng giúp tâm trí, cảm xúc và các kỹ năng xã hội của trẻ có thể đuổi kịp sự phát triển thể chất. Thực tế, nếu dậy thì xảy ra đúng thời điểm thì khi đó các hệ cơ quan mới sẵn sàng để phối hợp nhịp nhàng với nhau, đưa đến sự phát triển tốt nhất cho cơ thể. Việc trì hoãn dậy thì sớm cho trẻ như thế nào căn cứ vào nguyên nhân dẫn tới dậy thì sớm ở trẻ:

- Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là các khối u thì cần phẫu thuật cắt bỏ chúng.

- Nếu không tìm thấy nguyên nhân, có thể cho trẻ dùng thuốc giảm hàm lượng hormon giới tính nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.

Một số biện pháp hỗ trợ trì hoãn dậy thì sớm có thể áp dụng với trẻ như:

- Tập luyện giảm lượng mỡ thừa

- Chế độ ăn hợp lý với hàm lượng calo lành mạnh

- Hạn chế tiếp xúc với các hormon giới tính như estrogen, có trong chai nhựa, hộp nhựa, thuốc trừ sâu,...

- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu quercitin như quả họ cam chanh bưởi, táo, nho đỏ, hành tây đỏ, cà chua, bông cải xanh và các loại rau xanh, trà xanh và trà đen...để giảm ảnh hưởng của estrogen ngoại lai.

Ngan-Chan-Day-Thi-So

Cha,mẹ cần đặc biệt đến sự phát triển của trẻ. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường so với lứa tuổi, cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng của dậy thì sớm. Khi trẻ được kết luận là dậy thì sớm thì việc điều trị kết hợp giáo dục tâm lý lứa tuổi là điều cần thiết. Nếu nguyên nhân gây dậy thì sớm là bệnh lý thì cần phải điều trị. Cha, mẹ cần quan tâm, chia sẻ, giải thích cho con hiểu, hướng dẫn con cách chăm sóc cơ thể và tâm sự với con như một người bạn, giúp con vượt qua những khó khăn về tâm lý trong giai đoạn này.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....