Ảnh hưởng về tâm lý khi mang thai ở tuổi vị thành niên

Thứ Ba, 27/12/2022 10:17 PM (GMT+7)

Theo Bộ Y tế và dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng gần 250.000 trẻ sinh ra từ các bà mẹ là trẻ vị thành niên, và có khoảng 77% trong số này là mang thai ngoài ý muốn. Mang thai ở tuổi vị thành niên có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của một người mẹ trẻ.

Mang thai và trở thành mẹ không chỉ tạo ra các thay đổi về mặt thể chất mà còn tạo ra rất nhiều thay đổi về mặt tinh thần. Những bà mẹ trẻ sẽ phải đối mặt với:

+ Tình trạng mất ngủ vào ban đêm

+ Sắp xếp việc chăm sóc con

+ Thường xuyên phải đi khám bác sỹ

+ Sẽ phải kết thúc việc đi học sớm hơn.

Không phải tất cả các bà mẹ trẻ đều sẽ trải qua các thay đổi về mặt tâm lý, nhưng hầu hết họ sẽ phải trải qua. Nếu bạn đang trải qua những biến động về tâm lý sau khi sinh, việc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người khác và của các chuyên gia tâm lý là hết sức cần thiết.

tre-vi-thanh-nien-mang-thai1523937769

Các nghiên cứu về mang thai tuổi vị thành niên và sức khỏe tinh thần

Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Pediatrics nghiên cứu trên hơn 6.000 phụ nữ Canada, trong độ tuổi từ vị thành niên cho đến tuổi trưởng thành chỉ ra rằng, các em gái trong độ tuổi từ 15-19 sẽ có tỷ lệ bị trầm cảm sau sinh cao gấp đôi so với những phụ nữ trưởng thành trên 25 tuổi.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, các bà mẹ tuổi vị thành niên phải đối mặt với các căng thẳng về tâm thần trầm trọng hơn, do đó làm tăng các vấn đề lo ngại về sức khỏe tinh thần. Ngoài việc tăng tỷ lệ trầm cảm sau sinh, làm mẹ ở tuổi vị thành niên cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Làm mẹ ở tuổi vị thành niên cũng làm tăng tỷ lệ có ý nghĩ tự tử hơn so với bạn bè cùng trang lứa nhưng chưa làm mẹ và làm tăng các rối loạn do chấn thương tâm lý hơn. Điều này có thể được lý giải là do những trẻ làm mẹ ở tuổi vị thành niên có thể đã từng trải qua những trải nghiệm về việc bị lạm dụng về mặt thể xác và/hoặc tinh thần nhiều hơn.

Các vấn đề về sức khỏe tinh thần mà trẻ vị thành niên phải đối mặt khi làm mẹ

Làm mẹ ở tuổi vị thành niên sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe tinh thần liên quan đến quá trình sinh nở và trở thành mẹ. Ví dụ về các vấn đề này bao gồm:

Hội chứng ủ rũ sau sinh (baby blues): là hội chứng xảy khoảng 1-2 tuần sau khi sinh. Triệu chứng bao gồm việc thay đổi cảm xúc, lo âu, buồn rầu, khó tập trung, gặp vấn đề về ăn uống và khó ngủ.

Trầm cảm: Trở thành mẹ khi ở tuổi vị thành niên là một yếu tố nguy cơ của bệnh trầm cảm. Nếu em bé bị sinh non (trước 37 tuần) hoặc có biến chứng khi sinh, nguy cơ trầm cảm cũng sẽ tăng lên.

Trầm cảm sau sinh: Đây là hội chứng nghiêm trọng hơn hội chứng ủ rũ sau sinh. Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên thường có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn gấp 2 lần so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Triệu chứng của trầm cảm sau sinh đôi khi dễ gây nhầm lẫn với hội chứng ủ rũ sau sinh. Triệu chứng của hội chứng ủ rũ sau sinh sẽ biến mất sau một vài tuần nhưng triệu chứng trầm cảm sẽ không biến mất.

mang-thai-tuoi-thanh-thieu-nien-anh-huong-nghiem-trong-den-suc-khoe-quan-he-tinh-duc-som-1

Ngoài ra, các triệu chứng trầm cảm sau sinh còn bao gồm:

+ Gặp khó khăn khi tạo ra mối liên kết với em bé

+ Mệt mỏi quá mức

+ Cảm thấy mình vô dụng

+ Lo âu

+ Hoảng loạn

+ Có suy nghĩ về việc sẽ làm hại em bé

+ Không còn thấy hứng thú với những sở thích trước kia

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này sau khi sinh, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ bởi không phải chỉ có mình bạn bị như vậy. Nên nhớ rằng, rất nhiều phụ nữ cũng bị trầm cảm sau sinh.

Các yếu tố nguy cơ của các rối loạn tâm lý

Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên thường dễ rơi vào nhóm có đặc điểm nhân khẩu học làm cho nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý cao hơn. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

+ Trình độ học vấn của cha mẹ thấp

+ Đã từng lạm dụng khi còn nhỏ

+ Sống trong môi trường hỗn loạn, không ổn định

+ Sống ở những cộng đồng nghèo, có thu nhập thấp

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm giảm các rối loạn tinh thần ở các bà mẹ tuổi vị thành niên. Nếu các bà mẹ tuổi vị thành niên có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía mẹ ruột và/hoặc từ phía bố của em bé, thì nguy cơ cũng sẽ giảm đi.

mang-thai-khi-chi-moi-14-tuoi-co-gai-van-quyet-tam-sinh-va-nuoi-con-hai-1553593683-636-width600height450

Sinh con ở tuổi vị thành niên khiến bà mẹ có rất nhiều nguy cơ về tâm lý so với việc sinh con ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, trở thành một người mẹ chưa bao giờ là dễ dàng, cho dù ở bất cứ độ tuổi nào.

Khi trở thành mẹ ở tuổi vị thành niên, vừa phải chăm sóc cho bản thân và vừa phải chăm sóc cho em bé là điều đặc biệt khó khăn mà các bà mẹ tuổi vị thành niên phải đối mặt và trải qua. Biết đến các yếu tố nguy cơ cũng như biết được các địa chỉ có thể hỗ trợ sẽ có thể giúp ích các mẹ tuổi vị thành niên trong việc giảm áp lực và căng thẳng.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....