Bà bầu bị cảm có xông hơi được không?

Thứ Hai, 29/10/2018 10:41 PM (GMT+7)

Theo quan niệm dân gian, xông hơi là một trong những cách đơn giản nhất để giải độc cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có được xông hơi hay không vẫn là thắc mắc của nhiều người.

Bà bầu có được xông hơi không?

Xông hơi được hiểu là phương pháp dùng để trị cảm lạnh ở giai đoạn đầu. Bệnh nhân xông hơi bằng cách trùm kín chăm hoặc sử dụng lều xông hơi tại nhà.Hơi nước nóng bốc lên kết hợp với tác dụng của các loại thảo dược như lá chanh, sả, bưởi, bạc hà, lá tre,,, Việc xông hơi có tác dụng làm mạch máu ngoại biên, tăng cường lưu thông máu.

Xông hơi giúp kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể giúp người bệnh cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái hơn giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu khi bị cảm lạnh.

Tuy nhiên, xông hơi lại không phải là biện pháp an toàn dành cho phụ nữ mang thai. Bởi khi xông hơi phải trùm kín chăn hoặc ở trong phòng kín, hít nhiều hơi nước nóng. Từ đó khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, nước ối nóng lên gây ảnh hưởng đến tế bào thai nhi. Vậy nên, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu không nên xông hơi.

Empty

Bà bầu cố tình xông hơi có thể gây ra nhiều nguy hiểm  như:

- Nhiệt độ cao làm phá hủy tế bào, ngăn cản quá trình cung cấp oxy cho thai dễ dẫn đến sảy thai, thai nhi dễ chết lưu trong bụng nếu nước xông hơi có nhiệt độ khoảng 40 độ C.

- Nhiệt độ nước xông hơi cao từ 38 đọ C trở lên cũng khiến thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh,mất nước trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu. Bà bầu xông hơi thường xuyên dễ để lại hậu quả cho thai như như dị dạng, vẹo cột sống, xương khớp.

- Áp lực của nước quá nóng cũng khiến bà bầu bị chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu, nguy hiểm cho tính mạng.

- Hơn nữa, nước xông hơi vô cùng nóng, chị em vô tình chạm phải có thể bị bỏng hoặc gặp những rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ cũng như em bé.

Bà bầu bị cảm cần làm gì?

Thay vì thực hiện cách xông hơi không hề tốt cho sức khỏe và thai nhi, mẹ bầu bị cảm nên đi khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân gây cảm cúm và đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.

Trong thời gian bị cảm cúm, bà bầu cũng không nên tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc trị cảm nào. Bởi các loại thuốc này đều có tác dụng phụ dễ dẫn đến sảy thai, dị tật bẩm sinh, thai nghén, nhiễm độc tai nghén… Nhiều loại thuốc còn gây ảnh hưởng đến thai nhi như: Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

Empty

Trong tường hợp bị cảm cúm nhẹ, bà bầu có thể dùng cách: lấy lá kinh giới, tía tô mỗi thứ 15g, cam thảo 2,5g. Đem nấu đun sôi lấy nước uống. Hoặc bà bầu có thể ăn cháo cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.

Ngoài ra, khi bị cảm cúm bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như, rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi đủ giúp củng cố sức khỏe, chống lại bệnh tật. Tỏi (với số lượng vừa phải) và thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, rau quả củ có màu vàng cam) cũng tăng cường hệ miễn dịch.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....