Bà bầu bị đổ mồ hôi trộm thì nên làm gì?

Chủ Nhật, 18/09/2022 08:31 PM (GMT+7)

Mang thai là thời điểm mà cơ thể phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi. Bên cạnh sự tăng lên rõ rệt về vòng eo và những thay đổi về tâm lý, bà bầu còn phải đối mặt với nhiều rắc rối khác trong thai kỳ, một trong số đó là đổ mồ hôi trộm.

Mồ hôi trộm ở bà bầu có nguy hiểm không?

Tình trạng mồ hôi trộm không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại khiến cuộc sống của mẹ gặp nhiều khó khăn. Mồ hôi ra nhiều, kể cả khi đi ngủ khiến mẹ cảm thấy khó chịu. 

Thậm chí có nhiều mẹ bầu ra mồ hôi rất nhiều vào ban đêm và mẹ phải dậy để thay quần áo, tắm… Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ. Nếu giấc ngủ đêm bị gián đoạn thường xuyên thì sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng xấu, không tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu bị đổ mồ hôi trộm thì nên làm gì?

  • Tránh tập thể dục nặng

Tránh tập thể dục nặng, đặc biệt trong ngày thời tiết oi bức. Nếu muốn, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng vào sáng sớm và tối hoặc tham gia lớp tập thể dục trong phòng hay đi bơi.

  • Thường xuyên uống nước ép trái cây

Bạn cũng có thể thường xuyên uống nước ép trái cây để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết và làm mát cơ thể. Tránh uống nước ngọt và các loại nước trái cây đóng hộp có chứa nhiều đường.

01-04-2022_08_52_03_10-tieu-duong-thai-ky-co-duoc-uong-nuoc-dua-khong
  • Ngủ đúng giờ

Mẹ bầu nên đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày vì việc nghỉ ngơi đủ là biện pháp quan trọng giúp vùng não điều khiển thân nhiệt hoạt động tốt.

  • Sử dụng phấn rôm

Sử dụng phấn rôm (không chứa thành phần talc) ở các khu vực dễ bị ma sát như nách, cổ… Phấn rôm sẽ hấp thụ lượng mồ hôi dư thừa và phòng ngừa rôm sảy.

  • Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn

Đối với những mẹ bầu bị ra mồ hôi trộm, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi tình trạng ra mồ hôi trộm diễn ra thường xuyên, kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm. Có thể xuất hiện kèm theo những tình trạng như: sốt cao, đau tức ngực hoặc tim đập nhanh,…

c4
Phương Dung tổng hợp

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...