Bà bầu bị viêm gan B nên làm gì để không lây sang con?

Thứ Bảy, 05/10/2019 12:18 PM (GMT+7)

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con? Có phải nếu phụ nữ bị căn bệnh này thì không nên sinh con là biện pháp duy nhất?

viem-gan-b-ma-phu-nu-mang-thai-can-biet-

Một trong số các nguyên nhân, con đường lây lan chính của bệnh viêm gan B là truyền từ mẹ sang con. Cho đến nay viêm gan B vẫn chưa có cách nào chữa trị triệt để gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về gan như xơ gan, ung thư gan. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con? Có phải nếu phụ nữ bị căn bệnh này thì không nên sinh con là biện pháp duy nhất?

Những điều về viêm gan B phụ nữ mang thai cần biết

Theo các chuyên gia y tế, viêm gan B chủ yếu lây truyền qua đường từ mẹ sang con. Ngoài ra còn lây qua đường quan hệ tình dục, truyền máu. Tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh. Cụ thể, mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, nếu mắc trong ba tháng giữa thai kỳ là 10%, còn mắc ở ba tháng cuối thai kỳ là 60-70%.

ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện Thanh Nhàn trao đổi thêm không ít cặp vợ chồng rất lúng túng khi người vợ có thai, đi khám thai làm các xét nghiệm mới biết bị viêm gan B nên hoảng sợ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi. Chính vì thế phụ nữ muốn có thai nên đến bác sĩ chuyên khoa gan mật để khám và làm xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp bị bệnh thì cần được tư vấn để biết bệnh đang ở giai đoạn nào, có cần điều trị hay không. Tùy từng giai đoạn các bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị. Phụ nữ có thể tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong quá trình mang thai để viêm gan B không có cơ hội tấn công vào cơ thể người lành. Đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu bị viêm gan B cần tránh đồ uống có cồn hay các đồ uống kích thích khác.

Một vấn đề khác được nhiều phụ nữ quan tâm là người mẹ nhiễm viêm gan B có nên cho con bú không. Nếu trẻ đã được bảo vệ bằng huyết thanh và văc-xin thì vẫn cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có nhiều kháng thể giúp trẻ chống được bệnh tật.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chưa có bằng chứng khoa học chứng minh được sự lây nhiễm viêm gan B qua đường sữa khi các bà mẹ nhiễm siêu vi B cho con bú. Tuy nhiên cần lưu ý, cân nhắc cho trẻ bú sữa bình nếu mẹ có nứt hay chảy máu đầu vú. Ngoài ra, nếu mẹ có uống thuốc phòng lây siêu vi B cho thai (thuốc tenofovir) thì nên ngưng thuốc ngay khi sinh mới được cho bé bú.

Cách tốt nhât để phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B, trẻ sơ sinh cần được tiêm văc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh, đem lại hiệu quả có thể đạt đến trên 95%.

Chính vì thế những bà mẹ có tiền sử bị viêm gan B trước khi quyết định mang thai, bạn nên đi kiểm tra và điều trị ổn định bệnh viêm gan B, rồi mới quyết định mang thai. Điều này sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm sang cho con bạn.

Những lưu ý cần thiết cho người bệnh viêm gan B khi mang thai

Viên gan B lây truyền từ mẹ sang con có thể được ngăn chặn hiệu quả. Theo kết quả thực tế, sau khi tiến hành áp dụng các phương pháp ngăn ngừa viêm gan B lây nhiễm từ mẹ sang con cho kết quả khả quan. Đó là tỉ lệ ngăn ngừa thành công lây nhiễm từ người mẹ bị nhiễm viêm gan B sang con đạt trên 90%. Việc phòng tránh bệnh được thực hiện như sau:

– Trong quá trình mang thai, bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh, thực hiện các xét nghiệm liên quan đến bệnh viêm gan B để từ đó các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất nhằm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Việc sử dụng thuốc hay bất kỳ tác động nào cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thai phụ không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây hại cho sức khỏe.

– Trẻ sơ sinh say khi sinh ra trong vòng 2 tiếng đồng hồ cần phải tiêm được mũi globulin đầu tiên; tiếp đến trong thời gian từ 15 – 30 ngày tiêm mũi globulin số 2.

Khi tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan B cho trẻ sơ sinh từ người mẹ mang vi rút gây bệnh có thể được thực hiện theo 2 sự lựa chọn như sau:

Lựa chọn 1: trẻ sau khi được sinh ra trong vòng 24 giờ đầu sẽ được tiêm mũi đầu tiên, sau đó cách khoảng thời gian 1 tháng và 6 tháng thì tiêm tiếp mũi thứ 2 và 3.

Lựa chọn 2: trẻ cần được tiêm vaccine phòng bệnh sau thời gian 15 – 30 ngày kể từ ngày đã tiêm mũi globulin đầu tiên, sau đó 15 ngày sẽ tiêm mũi vaccine thứ nhất, mũi thứ 2 tiêm sau đó 45 ngày, vào ngày thứ 15 sau nửa năm trẻ được sinh ra tiêm mũi thứ 3.

– Sau khi sinh, mẹ và thai nhi không được tiếp xúc trực tiếp với máu và nước dãi, ví dụ như tiếp xúc với các vết thương hay máu đã nhiễm virus của người mẹ. Ngoài ra đều có thể tiếp xúc bình thường.

– Khi cho trẻ bú, nếu trường hợp đầu vú của mẹ bị xây xát tuyệt đối cấm không được cho trẻ bú. Còn lại mẹ vẫn có thể cho trẻ bú ngoài để đảm bảo an toàn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....