Bà bầu cần chuẩn bị những gì trước ngày sinh?

Thứ Hai, 26/11/2018 11:27 AM (GMT+7)

Sự chuẩn bị thật chu đáo và kỹ lưỡng trước ngày sinh là vô cùng quan trọng, nó giúp cả mẹ bầu và gia đình có một tâm lý thật thoải mái chào đón thiên thần bé nhỏ ra đời. Dưới đây là tất tần tật những gì bà bầu cần chuẩn bị từ tâm lý.

ba-bau-truoc-khi-sinh

Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh

Hầu hết các bà mẹ đều chờ đợi sự ra đời của con mình với sự vui mừng xen lẫn lo lắng. Vì vậy việc chuẩn bị tâm lý trước khi sinh là vô cùng quan trọng đối với cả mẹ và bé sau này.

Những lo lắng chung của các bà mẹ thường là: Lo lắng về cơn đau và làm thế nào để vượt qua nó? Việc sinh nở có suôn sẻ không? Những câu hỏi như liệu con mình có phát triển tốt không? Mình có ổn không? Và sẽ như thế nào nếu mẹ hoặc con không ổn?... Tất cả nỗi lo lắng đó cần phải được kiểm soát bằng cách như:

Chia sẻ nỗi lo lắng của bạn với chồng, người thân và bạn bè. Họ sẽ chia sẻ kinh nghiệm và giúp bạn thấy thỏai mái hơn.Lên kế hoạch sinh con thật cẩn thận và chuẩn bị trước cho các tình huống ngoài dự kiến. Hãy nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát hòan toàn khi chuyển dạ và sinh con mà các bác sĩ sẽ giúp bạn việc đó.Tham dự các lớp bổ sung kiến thức về sinh sản.Tham gia các lớp thư giãn như yoga, thư giãn cơ bắp, tham gia giáo dục, thiền định và mát-xa…Chuẩn bị kiến thức cơ bản về sinh sản

ba-bau-truoc-khi-sinh1

Để có một kì sinh nở thuận lợi nhất, người mẹ chính là yếu tố hàng đầu. Mẹ bầu nên biết mình cần gì và không cần gì, thời gian sinh sản ra sao, các trường hợp có thể xảy ra khi sinh,…

Cách tính ngày sinh: để tính ngày sinh bác sĩ siêu âm có thể nói cho bạn biết. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự tính ngày sinh cho mình theo quy tắc “9 tháng 10 ngày” _ Lấy ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, đếm đến tháng thứ 9 rồi cộng thêm 10 ngày.Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ: cảm giác sa bụng (không thấy rốn), đi tiểu nhiều lần trong ngày, vùng lưng dưới có cảm giác đau, dây chằng ở xương chậu và tử cung căng ra. Có thể xuất hiện dịch âm đạo màu trắng đục giống lòng trắng trứng gà hoặc chất nhầy màu hồng. Có dấu hiệu này bạn nên cùng người thân đến cơ sở y tế để đảm bảo chắc chắn và an toàn.Chuẩn bị sẵn đồ đạc cho ngày sinh nở bất cứ lúc nào

Để tránh quên những vật dụng cần thiết, bạn nên lập một danh sách những đồ dùng cần thiết mang theo khi sinh nở bao gồm: đồ cho bé, đồ cho mẹ và thậm chí là đồ dùng cho người thân tới trông nom ở bệnh viện.

Đồ dùng cho bé sẽ có nhiều vật dụng nhỏ như quần áo của bé từ tã, bỉm, khăn, tất, nón cho tới bình sữa, núm vú, máy vắt sữa … Các mẹ cũng nên chuẩn bị khăn ướt, nước muối nhỏ mắt cho bé, dầu tắm gội cho bé, kem chống hăm … Đây là những đồ dùng để vệ sinh cho bé ở bệnh viện.

Đồ dùng cho mẹ thì đơn giản hơn ngoài quần áo cần thiết, dép, tất, bà bầu nên chuẩn bị nghệ tươi, dầu khuynh diệp và sữa bột .. tuy theo nhu cầu của từng mẹ để đảm bảo sau khi sinh bạn vẫn có cảm giác tự tin về làn da cũng như đủ sữa cho con bú.

Hãy nhớ những kỳ vọng về việc sinh con không giống với thực tế. Chính vì thế mà bạn cần lên kế hoạch kỹ lưỡng khi sinh con.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....