Bà bầu cần kiểm tra sức khỏe như thế nào trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Thứ Bảy, 29/12/2018 10:50 PM (GMT+7)

Khám sức khỏe định kỳ khi mang thai là việc vô cùng quan trọng với bà bầu, nhất là trong 3 tháng đầu. Nhưng cụ thể 3 tháng đầu cần khám gì thì không phải ai cũng biết.

Empty

Khám tổng thể

Theo các chuyên gia, khám định kỳ giúp bà bầu nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình và cả em bé. Hiện nay, mẹ bầu được khuyến cáo khám thai ít nhất 4 lần; 3 tháng đầu khám 1 lần, 3 tháng sau tiếp, 3 tháng cuối tháng thêm lần nữa và trước khi sinh khám lần cuối.

Khám tổng thể được tiến hành trong giai đoạn 3 tháng đầu. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện sức khỏe mẹ bầu bao gồm cả khám vùng chậu. Một số mẹ bầu được test để khẳng định chính xác việc mang thai. Lúc này các mẹ cũng được khám để xác nhận và dự kiến ngày sinh,

Khám tổng thể mẹ bầu được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để xác định nhóm máu và các yếu tố Rh cũng như xét nghiệm đếm hồng cầu để kiểm tra có bị thiếu máu hay không.

Xét nghiệm bệnh lý

Tùy theo tình trạng sức khỏe bà bầu mà bác sĩ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm đánh giá bệnh lý như bệnh rubella, miễn dịch với bện thủy đậu. Cùng với đó, bà bầu cũng được tiến hành xét nghiệm một số bệnh lấy truyền qua đường tình dục như bệnh giang mai, viêm gan B, nấm Chlamydia hay bệnh lậu…

Empty

Thêm nữa, thời điểm 3 tháng đầu bà bầu cũng được tiến hành xét nghiệm virus HIV. Nếu bà bầu dương tính với HIV việc điều trị trong quá trình mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm cho đứa bé trong bụng, tránh nguy hiểm khi sinh.

Thời điểm này, bà bầu cũng được tiến hành xét nghiệm mẫu nước tiểu để xác định xem bà bầu có bị nhiễm trùng niệu hay các bệnh khác hay không. Nếu bà bầu có dấu hiệu bị mắc bệnh tiểu đường thì cũng bác sĩ tiến hành xét nghiệm ngay.

Xét nghiệm các dị tật bẩm sinh

Bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm sàng lọc về nguy cơ mắc hội chứng dow, các vấn đề về rối loạn nhiễm sắc thể và những dị tật bẩm sinh thai nhi có thể mắc phải. Những xét nghiệm này được thực hiện khi thai đạt từ 9 đến 13 tuần.

Thời điểm này, bà bầu cũng được tiến hành xét nghiệm tiền sản không xâm lấn hay sàng lọc DNA tự do của thai nhi cho phép phát hiện hội chứng dow và một vài hội chứng khác ở tuần thứ 10 của thai kỳ hay muộn hơn.

Bà bầu cũng được tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh khác có thể được khuyến cáo thực hiện để xác định liệu thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng nào trong khoảng 100 rối loạn về gen như xơ nang, hội chứng NST X dễ gãy, bệnh thoái hóa cơ tủy, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm hay bệnh thiếu máu tan huyết.

Việc tiến hành các xét nghiệm trong 3 tháng đầu là vô cùng quan trọng. Nó chính là tiền đề cảnh báo những mối nguy hiểm mà mẹ bầu và thai nhi có thể phải gánh chịu. Phát triển các bệnh lý sớm giúp mẹ bầu có biện pháp chăm sóc, điều trị bệnh cho thai nhi.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....