Bà bầu có được ăn ngải cứu không?

Thứ Tư, 30/12/2020 03:12 PM (GMT+7)

Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nhiều bà bầu cho biết họ ăn nhiều ngải cứu nên có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì).

Bà bầu có được ăn ngải cứu không

Dù vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai tuy nhiên các bà bầu vẫn nên thận trọng khi ăn các món ăn có ngải cứu. 

Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nhiều bà bầu cho biết họ ăn nhiều ngải cứu nên có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kì). Một số người truyền lại kinh nghiệm rằng trong 3 tháng đầu của thai kỳ bà bầu sẽ dễ tăng dấu hiệu ra máu khi ăn ngải cứu.

Vì vậy, dùng ngải cứu với tần suất ít, số lượng nhỏ sẽ giúp bà bầu an toàn hơn. Đặc biệt lưu ý rằng với những bà bầu có cơ địa yếu, nhạy cảm, hoặc máu nóng nên hạn chế ăn ngải cứu trong ba tháng đầu thai kì vì rất dễ xuất hiện cơn co tử cung, ra máu, dẫn đến sảy thai.

Với các bà bầu khỏe hơn, có thể ăn ngải cứu với tần suất vừa phải. Trong trường hợp bà bầu cơ địa yếu những vẫn muốn ăn ngải cứu thì nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ để có những nhận định chính xác nhất.

ba-bau-co-duoc-an-ngai-cuu-khong

Tìm hiểu về ngải cứu

Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.

Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin. Từ xưa đến nay, ngải cứu vẫn là một loại thuốc rất tốt cho sức khỏe. 

Ngải cứu có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.

Ngải cứu được đông y sử dụng làm thuốc giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng. Bác sĩ còn sử dụng ngải cứu cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục.

Ngải cứu cũng có tác dụng trong việc trị mụn nhọt, làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da, hỗ trợ cầm máu, giúp vết thương mau lành.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, ngải cứu còn có thể được chế biến thành những món ăn ngon như trứng rán lá ngải, gà tần lá ngải, trứng vịt lộn hầm lá ngải,.... Các món ăn có ngải cứu vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa chữa được chứng bệnh cảm, đau đầu.

Lưu ý khi bà bầu ăn ngải cứu 

- Số lượng ngải cứu cần dùng khoảng 3-5 ngọn mỗi lần và chỉ nên ăn 3 lần/tuần.

- Nếu bạn có tiền sử bị sảy thai, sinh non thì hạn chế sử dụng ngải cứu.

- Nếu mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính, bà bầu nên tránh xa ngải cứu, bởi ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

- Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Do đó, nếu mắc bệnh viêm gan, bầu tuyệt đối không nên ăn, bởi rất dễ dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc.

- Bà bầu đã từng phá thai, sảy thai, sinh non thì không nên ăn ngải cứu.

Một số món ăn chế biến từ ngải cứu phù hợp với bà bầu

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng không thể phủ nhận vai trò của ngải cứu đối với bà bầu. Việc ăn ngải cứu đúng cách, đúng liều lượng vẫn rất tốt cho thai nhi và thể trạng của người mẹ. Dưới đây là một số món ăn ngon, bổ dưỡng, phù hợp với bà bầu được chế biến từ ngải cứu.

-Trứng gà ngải cứu: Giúp lưu thông máu, trị chứng đau đầu. Cách chế biến: Xắt nhỏ ngải cứu, đánh tan đều với trứng gà, nêm gia vị, tráng chín.

-Gà tần ngải cứu: Bài thuốc bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, tốt cho hệ xương. Cách chế biến: Gà đen làm sạch, cho vào nồi, đổ săm sắp nước, tần cùng 3 trái táo đỏ, kỷ từ, 3 lát sâm, ngải cứu, hạt sen, tam thất. Nêm vừa miệng, tần đến khi gà nhừ.

-Cháo ngải cứu: Chữa động thai, giảm đau xương khớp. Cách chế biến: Thái nhỏ ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho một ít đường, ăn nóng.

Huyền Phạm

Cùng chuyên mục

Huyện Văn Bàn (Lào Cai) nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới

Huyện Văn Bàn hiện có 29,141 trẻ em dưới 16 tuổi. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2022 có 6 trẻ em bị xâm hại,...

Mù Căng Chải, Yên Bái: Tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng

Mù Cang Chải là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Yên Bái, nhận thức của đa số người dân về công tác dân số -...

Hậu Giang vận động thanh niên kết hôn trước 30 tuổi

Sáng 23/11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Y tế Hậu Giang tổ chức thành công Tọa đàm về giải pháp vận động...

Lâm Đồng tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới

Ngày 18/11, tại TP Đà Lạt, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND TP Đà Lạt tổ chức Lễ phát...