Bà bầu có nên kiêng cà phê?

Thứ Năm, 28/11/2019 08:51 PM (GMT+7)

Một số nghiên cứu cho thấy cà phê có chứa caffeine, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của thai nhi. Nếu bà bầu uống lượng cà phê nhiều hơn, tác động tiêu cực này sẽ càng gia tăng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bà bầu tiêu thụ hơn 300 miligam caffeine mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh con nhẹ cân. Đồng thời, nó còn tác động đến sự phát triển sinh lý của em bé. Để đảm bảo an toàn trong thai kỳ, bà bầu nên dùng ít hơn 200 miligam caffeine mỗi ngày.

Bác sĩ Jessica Shepherd – chuyên gia sản phụ khoa – người sáng lập Her Viewpoint (diễn đàn trực tuyến về sức khỏe phụ nữ) cho biết: "Một người phụ nữ không mang thai, sức khỏe hoàn toàn bình thường uống cà phê sẽ cảm thấy tỉnh táo, tập trung hơn trong công việc. Nhưng phụ nữ mang thai uống cà phê sẽ gây ra nhiều rủi ro đến thai nhi. Caffeine có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, tác động đến sự phát triển của em bé".

babau

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ mang thai uống cà phê sẽ khiến huyết áp cao, dẫn đến nguy cơ em bé sinh ra bị nhẹ cân, thậm chí sản phụ sẽ sinh non.

Chưa kể, nhau thai là cơ quan cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. Trong khi đó, caffeine có thể ảnh hưởng đến nhau thai, tác động đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi.

Bác sĩ Shepherd cũng cho biết caffeine có tác dụng lợi tiểu. Khi uống cà phê, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn và khiến cơ thể dễ bị mất nước. Do đó, bà bầu uống cà phê có thể khiến cơ thể mất nước, tác động đến nhu cầu cung cấp đủ nước của em bé.

Ngoài cà phê, caffeine còn có trong nhiều loại món ăn thức uống khác như trà, chocolate, soda… Do đó, trong chế độ ăn uống, bà bầu cần lưu ý đến tổng lượng caffeine tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....