Bà bầu nên làm gì khi bị tiêu chảy trong thời kỳ mang thai?

Thứ Ba, 27/11/2018 05:29 AM (GMT+7)

Rối loạn tiêu hóa thường xảy ra trong thai kỳ. Một trong những biểu hiện như vậy là tiêu chảy, thường gây khó chịu cho mẹ. Bà bầu bị tiêu chảy, hiếm khi đe dọa đến mạng sống, nhưng không nên quá xem nhẹ, đặc biệt là khi mang thai.

Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai

ba-bau-tieu-chay

Bị tiêu chảy khi mang thai có thể được coi là một hiện tượng bình thường vì theo nghiên cứu có một vài mối liên hệ giữa mang thai và tiêu chảy.

Do thay đổi cách ăn uống: Khi lần đầu tiên khám phá ra mình đang mang thai, mẹ có thể thay đổi đột ngột chế độ ăn uống để đảm bảo rằng bé đang nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu mẹ thay đổi thực phẩm, đôi khi điều đó có thể gây ra đau bụng đi ngoài. Cơ thể thay đổi: Khi mang thai, mẹ sẽ tăng cường tiêu thụ sữa và do cơ thể bị thiếu hay mất men latoza (để hấp thụ đường lactose) và hậu quả là gây tiêu chảy.Do một số mẹ bầu cảm thấy nhạy cảm với một số thực phẩm. Có thể đây là những loại thực phẩm mà mẹ bầu thường ăn trước đó, nhưng ăn chúng khi mang thai có thể khiến đau bụng hoặc tiêu chảy.Thay đổi hormone cũng có thể là lý do gây tiêu chảy ở mẹ bầu. Các nguyên nhân gây tiêu chảy khác cũng có thể xảy ra khi mang thai: Vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng đường ruột, thuốc men và ngộ độc thực phẩm,…Nên làm gì nếu bị tiêu chảy khi mang thai

Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ tự hết trong một vài ngày. Cách giải quyết của bệnh tiêu chảy là giữ nước và điện giải.

phong-ngua-chung-tieu-chay-khi-mang-thai1491876647

Bà bầu nên uống nhiều nước, nước trái cây, và nước canh để bù lượng nước và các chất điện phân mà cơ thể đã mất. Nước sẽ giúp bổ sung nước bị mất, nước ép trái cây sẽ giúp bổ sung lượng kali và nước canh sẽ bổ sung natri giúp mẹ.Bù nước và điện giải: đơn giản nhất, mẹ dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu, bên cạnh đó nước trái cây cũng rất tốt nhưng lưu ý không nên thêm đường.Luôn kiểm tra thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tiêu chảy, nếu mẹ có dùng nên xem kỹ tác dụng phụ. Ngoài ra, mẹ không nên dùng bất kỳ loại thuốc chống tiêu chảy, thậm chí dạng không cần toa mà không tư vấn bác sĩ.Thay đổi về chế độ ăn uống để giảm bớt triệu chứngTránh một số thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy như: thực phẩm cay, chiên, chất béo cao, nhiều chất ngọt. Trong một số bệnh lý như viêm đại tràng mãn, thiếu men lactoza,..mẹ nên kiêng sữa, thay vào đó vẫn nên dùng pho mát hoặc sữa chua… để bổ sung calcium cho bào thai nhé. Không ăn đồ tái, sống vì nó sẽ làm tình trạng tiêu chảy trở nên tệ hại hơn. Nên ăn một số thực phẩm được các bác sĩ khuyến cáo như: chuối, gạo, nước sốt táo để làm dịu hệ thống tiêu hóa. Những thực phẩm này có thể không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, do đó, các nghiên cứu mới đề xuất thêm những thực phẩm sau đây là tốt.

Tiêu chảy trong quá trình mang thai là hiện tượng bình thường ở các bà bầu tuy nhiên không được xem thường vì rất có thể nó sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Bà bầu nên được đi khám bác sĩ nếu trường hợp này diễn ra trong một thời gian dài.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....