Ba chị em ruột trên 100 tuổi ở Nghệ An chia sẻ bí quyết sống thọ

Thứ Sáu, 21/12/2018 12:15 PM (GMT+7)

Ba chị em gái cụ Lê Thị Thoại (109 tuổi), Lê Thị Mưu (107 tuổi) và cụ Lê Thị Mùi (101 tuổi) hiện vẫn đang sống minh mẫn, lạc quan ở xã Lý Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Ba chị em gái Lê Thị Thoại (109 tuổi), Lê Thị Mưu (107 tuổi) và cụ Lê Thị Mùi (101 tuổi), cùng trú tại xóm 3, xã Lý Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, sinh ra trong gia đình có 7 anh em.  Hiện 4 người đã mất, chỉ còn 3 cụ cùng sinh sống trong một xóm nhỏ.

Dù đã trên 100 tuổi, cái tuổi hiếm có ở Việt Nam, nhưng các cụ vẫn rất minh mẫn, sống lạc quan, luôn nhẹ nhàng dạy bảo con cháu bằng những câu giặm cổ trong bài hát Phụ tử tình thâm.

9ba2f6ab-1c1b-4b9b-9bcd-7c1414077d73-15397886865641501866179

Bà Vũ Thị Lưu (75 tuổi, con dâu cụ Thoại) cho hay, dù tuổi cao, nhưng mắt cụ Thoại vẫn khỏe mạnh và rất minh mẫn. Cụ sống sạch sẽ, ngăn nắp, hiện cụ đã hơn trăm tuổi nhưng vẫn thường ra vườn quét dọn và nhặt củi khô.

“Nhiều tuổi, nhưng mẹ rất ít khi ốm đau. Suốt gần 50 năm làm dâu, tôi chưa bao giờ thấy mẹ phải đến bệnh viện”, bà Lưu nói.

Chia sẻ về quan hệ mẹ chồng, nàng dâu, bà Lưu nói: “Bát đũa còn có lúc xô nhau, trong cuộc sống tôi và mẹ chồng cũng không tránh khỏi va chạm, nhưng điều đặc biệt là ít khi mẹ mắng nặng lời.

Cụ chỉ nhẹ nhàng dạy bảo: “Đừng bấc chì nặng nhẹ, đừng tiếng tăm nặng lời/ Đừng cả tiếng, lẫn ngôi/ Đạo làm con không nên cãi mẹ thầy sao phải”.

Cụ Mưu (trái) và cụ Thoại (áo vàng) bên con gái. Ảnh: Báo Nghệ An Cụ Lê Thị Mưu (107 tuổi)- em gái cụ Lưu hiện đang sinh sống cùng gia đình con trai út - ông Lê Anh Đào. Cụ là Mẹ Việt Nam anh hùng khi có chồng và con trai hy sinh trong kháng chiến.

Theo lời kể của gia đình, vào năm 1950, chồng cụ Mưu hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nghĩa Lộ (Yên Bái). Thời điểm chồng mất, cụ đang mang thai người con trai út. Chồng hi sinh chưa được bao lâu thì người con trai đầu cũng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường B.

Ông kể về những ngày tháng gian khổ của gia đình: "Bố hy sinh nơi chiến trường khi tôi còn chưa kịp chào đời. Do vậy, mọi gánh nặng trong gia đình đều đè lên vai mẹ. Nhà nghèo đói, nên có thời điểm bà phải gửi mấy anh sang nhà dì Mùi, hoặc dì Thoại để đi mót khoai, bắp ngô ở tận Đô Lương".

tinh-ban-dep-cua-2-cu-gia-1

Sống khổ cực, chủ yếu ăn củ sắn, cơm độn khoai, rau hái ngoài vườn nhưng sức khỏe cụ bà rất tốt. Đến nay, dù tuổi đã cao nhưng cụ luôn nhớ rõ tên tuổi con, cháu, chắt. Hiện, không kể cháu, cụ Mưu có 19 chắt và chuẩn bị có chút.

Giống hai chị gái, cụ bà Lê Thị Mùi năm nay tròn 101 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, có thể đi trong làng để thăm chị gái, làng xóm.

Khi được hỏi bí quyết sống thọ, ba cụ bà chỉ cười và nói rằng không có bí quyết gì đặc biệt. Thời xưa, cuộc sống khó khăn nên các cụ đều ăn uống kham khổ, lúc thì củ khoai, bắp ngô, hôm nào sang trọng thì bát cơm không bị độn khoai. Vậy nhưng, các cụ không bao giờ uống rượu, bia, nước ngọt.

Trong cuộc sống thường ngày, các cụ rất yêu đời, sống lạc quan, hiếm khi bực dọc, quát tháo người khác. Có lẽ tâm lý sống thoải mái là bí quyết sống thọ của các cụ.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....