Bàn chân và những bệnh lý dễ gặp khi về già

Thứ Sáu, 21/10/2022 11:08 AM (GMT+7)

Bàn chân là bộ phận phức tạp và phải gánh chịu trọng lượng cơ thể suốt nhiều năm. Điều này khiến cho bàn chân gặp nhiều tổn thương, đặc biệt khi bạn già đi.

Bàn chân là người bạn đồng hành của chúng ta trên mọi con đường, từ những ngày đầu tiên đi học hay mỗi sáng chạy bộ trong công viên. Khi chúng ta già đi, mọi bộ phận trên cơ thể chúng ta sẽ có sự biến đổi và dĩ nhiên bàn chân không phải là một ngoại lệ. Các bệnh lý thường gặp ở bàn chân khi bạn già đi, có thể kể đến như:

1. Giảm lượng mỡ đệm ở bàn chân 

Bàn chân được cấu tạo từ lớp collagen, elastin và các mô mỡ ở phần mặt dưới. Khi độ tuổi tăng lên, quá trình sản xuất collagen bị giảm đi, đồng thời một lớp mỡ ở phần mặt dưới bàn chân cũng bị mất đi. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức mỏi ở bàn chân và đau gót chân do lúc này chỉ có xương tiếp xúc với lớp da chân khi di chuyển, đi lại.

2. Viêm xương khớp 

Bàn chân chúng ta có khoảng hơn 30 khớp và chúng đều có xu hướng thoái hóa dần theo tuổi tác. Viêm khớp thường hay gặp ở khớp ngón chân cái hay khớp trung điểm ở mặt trên bàn chân.Ngoài đau, ban có thể cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng, tình trạng này được cải thiện khi đi lại nhưng sẽ lại trở nặng vào ban đêm. Sử dụng miếng lót giày, tập thể dục để tăng cường di chuyển nhiều hơn và giảm cân có thể giúp hỗ trợ.

3. U thần kinh Morton 

U thần kinh Morton là bệnh lý về chân khá phổ biến ở người cao tuổi, cứ 3 người cao tuổi thì có 1 người mắc bệnh lý này. Các triệu chứng của U thần kinh Morton gồm đau ở phần trước của bàn chân, triệu chứng như đang đi trên một tảng đá hoặc viên đá cẩm thạch khi di chuyển. Bệnh lý xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới, đặc biệt là những người thường xuyên đi giày cao gót hoặc những đôi giày ôm sát các ngón chân.

4. Nứt gót chân 

Ở người cao tuổi, da ít tạo ra dầu và elastin hơn nên dễ bị khô, kém mềm mại. Nếu da không được chăm sóc thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nứt, cứng hoặc đau gót chân. Đặc biệt đối với người thừa cân béo phì nguy cơ mắc tình trạng trên sẽ lớn hơn. 

bi-nut-got-chan

5. Căng cơ bàn chân 

Cơ bàn chân chạy dọc theo lòng bàn chân và có vai trò hỗ trợ vòm bàn chân của cơ thể. Các hoạt động trong suốt cuộc đời con người như chạy bộ, tình trạng căng thẳng là nguyên nhân kích thích cơ bàn chân, gây đau và cứng khớp. Đặc biệt là ở những người cao tuổi có vòm chân cao hoặc thừa cân béo phì có thể dễ dẫn đến tình trạng căn cơ bàn chân hơn.

6. Móng chân mọc ngược 

Tình trạng móng chân mọc ngược xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó phổ biến hơn ở những người lớn tuổi đặc biệt là ở người có bàn chân dễ đổ mồ hôi, người thừa cân béo phì hay mắc bệnh đái tháo đường. Tình trạng này làm có thể làm cho móng chân bị sưng, đau và nhiễm trùng.

7. Bàn chân phẳng 

Phần lớn tình trạng bàn chân phẳng ở người cao tuổi xảy ra do các chấn thương, tình trạng thừa cân béo phì hoặc tiểu đường, tăng huyết áp, suy giãn tĩnh mạch chân. Nguyên nhân là do các gân hỗ trợ vòm chân bị hư hại, làm cho bàn chân bị bẹt. Hiện nay, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật là các phương pháp hữu ích giúp cải thiện tình trạng trên. Tình trạng bàn chân phẳng có thể gây đau chân cho người bệnh

8. Dây chằng dài ra

Khi chúng ta già đi, một loại mô liên kết khác là dây chằng cũng sẽ bị kéo giãn, khiến cho vòm bàn chân bị đau hơn và bàn chân cũng trở nên phẳng hơn. Ngoài ra, các cơ quan nhận cảm có nhiệm vụ truyền tin đến não bộ khi các dây chằng bị kéo giãn quá mức cũng bắt đầu hoạt động kém hiệu quả. Tình trạng này khiến bạn mất khả năng giữ thăng bằng và dễ bị bong gân mắt cá chân. Nếu bạn đã từng bị bong gân, hãy hỏi ý kiến bác sỹ để có biện pháp phòng ngừa tái phát. Ngoài ra, bạn có thể đeo những thiết bị hỗ trợ khi chơi thể thao hay lao động nặng để giúp giữ thăng bằng hoặc thực hiện các bài tập để tăng cường sức mạnh cho mắt cá chân như “quay tròn mắt cá chân” và “nhón ngón chân”.

9. Giảm tuần hoàn tới chân

Tiểu đường, bệnh tĩnh mạch và các căn bệnh khác đi kèm với tuổi tác có thể làm giảm lưu lượng máu tới bàn chân. Điều này khiến cho các vết cắt do vậy sắc nhọn hay các vết mụn nước do cọ xát với bàn chân khó lành hơn. Cùng với những tổn thương thần kinh, bạn có thể không nhận ra tình trạng nhiễm trùng đang tiến triển xấu hơn, gây ra các vết loét khó lành.

Nếu bạn đang mắc phải một trong những căn bệnh kể trên, hãy thường xuyên kiểm tra các vết thương tại bàn chân và điều trị càng sớm càng tốt. Bạn có thể lắp một tấm gương ở sàn phòng tắm để tiện cho việc quan sát đôi bàn chân.

10. Bệnh gout 

Gout là bệnh lý viêm khớp gây ra những cơn đau dữ dội, thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Bệnh lý xảy ra do sự lắng đọng axit uric dưới dạng tinh thể, thường là ở ngón chân cái dẫn đến triệu chứng sưng, cứng và đau khớp rất dữ dội. Trong phác đồ điều trị gout, bên cạnh dùng thuốc thì chế độ sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đóng vai trò quan trọng. Theo đó, người bệnh cần tập thể dục hàng ngày, ăn ít thịt đỏ và động vật có vỏ (cua, tôm...), hạn chế dùng đồ uống có cồn và thức ăn chứa hàm lượng đường lớn, uống nhiều nước để giúp ngăn ngừa sự lắng đọng axit uric....

12. Gai xương 

Gai xương thường phát triển ở rìa xương bàn chân, thường ở gót chân, giữa bàn chân hoặc ngón chân cái. Trường hợp gai xương đủ lớn, chúng sẽ đè lên các dây thần kinh và mô lân cận, gây đau chân. Một số bệnh lý như viêm xương khớp, viêm gân, viêm dây chằng có thể là nguyên nhân gây ra gai xương, đặc biệt là ở độ tuổi từ 60 trở đi.

huong-dan-cac-bai-tap-vat-ly-tri-lieu-viem-can-gan-ban-chan-tai-nha-qwyRP-1659276980_large

13. Gãy xương do căng thẳng 

Ở phụ nữ độ tuổi trung niên, sự thay đổi nồng độ hormone giai đoạn mãn kinh có thể làm giảm mật độ xương (loãng xương), làm cho xương dễ gãy hơn. Đối với nam giới, độ tuổi càng cao thì nguy cơ gãy xương cũng càng lớn, đặc biệt là tình trạng gãy xương do căng thẳng.

14. Nhiễm nấm 

Độ tuổi càng cao, sự đàn hồi của da và khả năng miễn dịch yếu hơn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm nấm ở người cao tuổi. Tình trạng này làm lòng bàn chân bị đóng vảy và ngứa, nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan sang các móng chân còn lại. Các phương pháp điều trị bao gồm bôi thuốc tại chỗ nhiễm nấm, uống thuốc chống nấm tác dụng toàn thân. Bởi vì các vi nấm thường khó bị tiêu diệt nên người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để tình trạng sức khỏe được đảm bảo nhất, người già nên chú ý đến việc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bất cứ biểu hiện lạ nào xuất hiện, hãy đừng ngần ngại đến thăm khám tại các cơ sở y tế nhé!

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....