Bản tin điện tử Pháp luật về dân số - Hộp thư giải đáp pháp luật số 6

Thứ Năm, 12/11/2020 09:34 AM (GMT+7)

"Đối tượng là phụ nữ người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo: Đã có 02 con với chồng trước,kết hôn với chồng sau có 01 con trong năm 2016 (thuộc một trong những trường hợp không vi phạm sinh một hoặc hai con theo Nghị định của Chính phủ) thì có được rà soát để nhận hỗ trợ tại thời điểm hiện tại không?”

- Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 sửa đổi khoản 6 điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số về trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, như sau:

“6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống”.

Như vậy, ddối tượng là phụ nữ là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo đã có 02 con với chồng trước và kết hôn hợp pháp với người chồng thứ hai có 01 con trong năm 2016 (thuộc một trong những trường hợp không vi phạm sinh một hoặc hai con mà sinh con vào năm 2016 (thuộc trường hợp trên), nếu tại thời điểm rà soát lập hồ sơ đảm bảo các điều kiện là người dân tộc thiểu số, thuộc hộ nghèo, cư trú tại các vùng hành chính khó khăn theo quyết định số 1010/QĐ-TTg thì được xem xét hỗ trợ theo Nghị định số 39/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Thắm/ Nam/ Dương/ Tú/ Sơn

Cùng chuyên mục

Lồng ghép các yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển là yêu cầu khách quan

Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số...

Thực hiện phá thai an toàn, giảm tác động gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng của người được phá thai

Phá thai không an toàn, phá thai trái phép gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của...

Cần sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội, chung tay giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

Nhiều năm qua, Việt Nam đang phải đối mặt với một vấn đề - lựa chọn giới tính thai nhi. Lựa chọn giới tính...

Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên

Từ năm 2006 đến nay, SRB của Việt Nam bắt đầu có xu hướng tăng đáng kể và hiện chưa có dấu hiệu dừng lại....