Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chi tiết theo từng độ tuổi

Thứ Tư, 14/08/2019 08:25 AM (GMT+7)

Để giúp các mẹ nắm được khoảng thời gian ngủ tiêu chuẩn của bé, dưới đây sẽ là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chi tiết theo từng độ tuổi.

thoi-gian-ngu-cua-tre-so-sinh1

Để trẻ có thể lớn nhanh và khỏe mạnh, ngoài chế độ dinh dưỡng thì giấc ngủ là yếu tố vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ sâu và chất lượng chính là điều kiện cần cho trẻ phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn. Để giúp các mẹ nắm được khoảng thời gian ngủ tiêu chuẩn của bé, dưới đây sẽ là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chi tiết theo từng độ tuổi.

Giấc ngủ quan trọng thế nào đối với trẻ

Với con người, giấc ngủ là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của loài người. Có rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian ngủ và chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Chất lượng trong giấc ngủ của trẻ không chỉ được đánh giá về thời gian ngủ là dài hay ngắn mà nó còn được đánh giá dựa trên việc trẻ ngủ có ngon giấc hay không. Đây mới là yếu tố chính ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Việc ngủ không ngon giấc, trẻ bị thiếu ngủ khiến trẻ không được thoải mái. Đồng thời, điều này khiến cho cơ thể trẻ tiết ra những chất hóa học có khả năng gây mất cân bằng như Cortisol, Progesterone…Khi đó, trẻ sẽ có những biểu hiện khó chịu như cáu gắt, trẻ quấy khóc nhiều hơn, trẻ bị mệt mỏi và thiếu đi sự tập trung.

Nếu như trẻ thường xuyên ở trong tình trạng thiếu ngủ và ngủ không ngon giấc, trí não của trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác, trẻ sẽ thiếu đi sự hoạt bát, nhanh nhẹn và thông minh…

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, mầm non và trẻ tiểu học1. Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinhTrong những tháng đầu đời, các mẹ hãy nhớ rằng đây là giai đoạn mà nhu cầu ăn của trẻ là nhiều hơn so với nhu cầu ngủ. Những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường mau đói hơn so với những trẻ bú bình. Do đó, sau mỗi 2 giờ trẻ sẽ cần được bú 1 lần.

Trẻ sơ sinh, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thời gian ngủ tiêu chuẩn như độ tuổi, môi trường và cách chăm sóc của cha mẹ. Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn mà trẻ ngủ nhiều nhất bởi bé vẫn chưa thể thích nghi ngay được với môi trường có ánh sáng mặt trời mà vẫn duy trì thòi quen khi ở trong bụng mẹ đó là nhắm mắt. trẻ sẽ chỉ thức dậy khi mà trẻ đi tiểu, đại tiện. Dưới đây sẽ là bảng thông tin chi tiết về thời gian ngủ của trẻ sơ sinh.

thoi-gian-ngu-cua-be

Qua đây có thể thấy tổng thời gian ngủ của trẻ 2,3 tháng tuổi là 15 giờ. Còn thời gian ngủ của trẻ 4 – 6 tháng tuổi là 14 giờ 15 phút…Các mẹ hãy nhớ những thông tin này nhé.

Gợi ý để bé có một giấc ngủ ngon và an toàn: 

Trẻ ở độ tuổi này thì việc để trẻ ngủ trong nôi, cũi không những giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn và điều này còn giảm thiểu việc trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp so với việc để trẻ ngủ chung giường với bố mẹ. Để tiện quan sắt và chăm sóc trẻ, tốt nhất hãy để giường, cũi của trẻ gần sát với giường của bố mẹ nhé.

Không gian ngủ: Hãy đảm bảo trẻ có một không gian ngủ thoáng đãng, mát, yên tĩnh và có ánh sáng dịu. Mẹ có thể hát ru hoặc sử dụng âm nhạc nhẹ nhàng cũng sẽ giúp cho trẻ có một giấc ngủ dễ hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn.

2. Bảng thời gian ngủ của trẻ mẫu giáoGiai đoạn trẻ mẫu giáo, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu các quá trình giao tiếp và học hỏi những kỹ năng đầu đời. Để trẻ có thể tập trung hơn, ghi nhớ và tiếp thu những thứ mới mẻ nhanh hơn và xử lý tình huống tốt hơn đòi hỏi trẻ phải có những giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc. Thời gian ngủ của trẻ mẫu giáo tiêu chuẩn là khoảng từ 10 – 12 giờ.

Trẻ thiếu ngủ hay ngủ không ngon giấc trong giai đoạn này thường có biểu hiện cáu gắt, gây gổ với bạn bè, mọi người xung quanh. Trẻ sẽ hay chống đối, khó bảo. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tiếp thu và giao tiếp với xã hội. Do đó, hãy tạo mọi điều kiện để trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu nhất.

3. Bảng thời gian ngủ của trẻ tiểu học

Trẻ tiểu học thường rất ham chơi và thích khám phá những điều mới mẻ của thế giới xung quanh. Giai đoạn này trẻ thường ngủ ít hơn và thường sẽ không có những giấc ngủ trưa. Việc trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất trong giai đoạn này là rất tốt với sức khỏe tuy nhiên, nếu không được ngủ đủ giấc thì trí não sẽ chậm phát triển hơn dẫn tới việc tiếp thu kiến thức chậm hơn so với các bạn khác.

Với những trẻ có giấc ngủ ngon và ngủ đủ giấc thường có khả năng đọc từ vựng nhanh hơn cùng với đó là vốn từ vựng phong phú hơn so với những trẻ khác. Khả năng giao tiếp xã hội tốt hơn, tính tình của trẻ ổn định hơn, ngoan ngoãn, lễ phép.

Do vậy, cha mẹ đừng bỏ qua việc quy định giấc ngủ trưa và tối cho trẻ tiểu học để trẻ có điều kiện phát triển nhanh nhất và toàn diện nhất.

Ngoài việc cho trẻ ngủ đủ giờ thì việc cho trẻ ngủ đúng giờ, nhất là vào buổi tối cũng là rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với những trẻ dưới 6 tuổi, hãy quy định trẻ phải ngủ trước 21 giờ bởi nếu như trẻ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiết ra hóoc môn tăng trưởng của thùy sau tuyến yên khiến trẻ chậm lớn.

Ngoài ra, việc trẻ ngủ sẽ có ảnh hưởng dây truyền tới những hoạt động diễn ra vào ngày hôm sau, chẳng hạn như bữa sáng, thời gian học…

Một số sai lầm thường gặp khi bố mẹ về giấc ngủ của trẻ

1. Không đặt ra thời gian biểu cho bé

Việc trẻ ngủ tùy ý không có giờ giấc có thể khiến trẻ bị mất giấc ngủ, trẻ sẽ cáu gắt hay quấy và khóc nhiều hơn bình thường. Nếu như cha mẹ hình thành được thời gian biểu cho trẻ sẽ giúp trẻ ngủ đúng giờ hơn, hành thành những thói quen tốt về sau này đồng thời giúp trẻ có những giấc ngủ ngon và sâu hơn.

2. Ủ quá nhiều quần áo cho bé và để bé nằm sấp ngủ

Nếu như mẹ ủ quá nhiều quần áo, ủ quá ấm cho trẻ khiến cho thân nhiệt của trẻ bị tăng cao, trẻ sẽ bị ra nhiều mồ hôi hơn có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, rôm sẩy…Ngoài ra, ủ quá ấm cho trẻ còn khiến trẻ có cảm giác ngột ngạt, khó chịu và sẽ không thể ngủ ngon giấc được.

Cần lưu ý về việc để quá nhiều chăn, gối ở xung quanh trẻ hay cho trẻ ngủ ở tư thế nằm sấp là rất nguy hiểm. Điều này có thể khiến trẻ bị đột tử, rất nguy hiểm.

3. Rung và lắc cơ thể của trẻ để ru ngủ

Việc rung, lắc cơ thể trẻ để ru ngủ, để trẻ dễ ngủ hơn mà các mẹ thường làm không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng. Bởi thời điểm đó, cấu tạo não bộ của trẻ là chưa được ổn định có thể khiến não bộ của trẻ bị tổn thương.

4, Thường xuyên cho trẻ ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm

Mẹ cần tập cho trẻ cách nhận biết được giữa ngày và đêm khi trẻ được 2 tuần tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thức được ban đêm cần phải đi ngủ thay vì trẻ thức và chơi như ban ngày.

Gợi ý:

– Ban ngày: Mẹ hãy để cho ánh sáng tràn vào trong nhà đồng thời duy trì các tiếng động bình thường nhất. Một số hoạt động mà mẹ có thể làm cùng với bé như là chơi đùa cùng bé, cho bé nghe nhạc…dần dần sẽ hình thành được nhận thức trong trẻ là ban ngày là để chơi.

– Ban đêm: Khi mà trẻ bắt đầu ngủ vào ban đêm, hãy giảm thiểu ánh sáng, giữ cho phòng tối và yên tĩnh. Nếu như bé đói và thức dậy vào ban đêm, hãy nhẹ nhàng cho bé bú và đừng bật điện hay nói chuyện ầm ĩ khi bé thức.

5. Đánh thức giấc ngủ của trẻ để cho bú

Việc đánh thức giấc ngủ của trẻ để cho bú là một việc làm không cần thiết. Các mẹ có thể hiển một nguyên lý là “trẻ sẽ tự thức dậy khi chúng đói”. Do đó, mẹ không cần đánh thức giấc ngủ của trẻ để cho bú. Việc đánh thức giấc ngủ và cho bé bú có thể hình thành những thói quen xấu ở trẻ. Chẳng hạn như khi cai sữa, trẻ sẽ vẫn thức dậy vào giờ đó và đòi mẹ cho bú. Mẹ chỉ nên đánh thức trẻ dậy để cho bú khi mà trẻ ngủ quá 3 giờ đồng hồ.

6. Cho trẻ vừa ngủ vừa chơi

Việc rỗ trẻ ngủ bằng cách cho trẻ cầm một số loại đồ chơi yêu thích của chúng, đây là một cách làm hợp lý và rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu những món đồ chơi này có thể phát ra được tiếng động thì sẽ khiến trẻ khó mà có thể tập trung được vào giấc ngủ. Điều này khiến giấc ngủ của trẻ không được sâu, trẻ sẽ ngủ không ngon giấc.

Hạn chế việc cho trẻ ngậm bình sữa khi đi ngủ, điều này có thể khiến miệng trẻ bị hôi vì không được vệ sinh trước khi đi ngủ. Một giải pháp cho các mẹ là để trẻ ngậm ti giả, tuy nhiên cách này mẹ cũng cần phải hết sức chú ý bởi sẽ rất khó cai nghiện ti giả cho bé.

7. Để trẻ ngủ muộn

Nếu trẻ có những dấu hiệu như mắt lim dim, trẻ dụi mắt, ngáp…đây là những giấy hiệu cho thấy trẻ đang buồn ngủ. Khi đó mẹ cần dỗ cho trẻ ngủ ngay. Nếu như để trẻ quá giấc thì trẻ sẽ rất khó ngủ, nếu có ngủ thì giấc ngủ sẽ không được sâu.

8. Để đèn sáng khi bé đang ngủ

Đây là điều mà các mẹ cần đặc biệt quan tâm nếu không muốn con mình bị cận thị quá sớm. Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc để đèn sáng khi trẻ đang ngủ không những khiến giấc ngủ của trẻ không được sâu mà điều này còn làm tăng tới 30% khả năng cận thị ở trẻ sau này.

9. Để trẻ ngủ trong một cái giường quá lớn

Đừng di chuyển chỗ ngủ của trẻ từ một chiếc cũi sang một chiếc giường lớn hơn, điều này sẽ khiến trẻ khó có thể thích nghi được và sẽ khó ngủ hơn. Sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ cho trẻ thích nghi một cách dần dần. Trẻ sẽ ngủ ngon giấc hơn khi trẻ cảm thấy thoải mái với chỗ ngủ của mình.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....