Bất ngờ nguyên nhân khiến cả gia đình cùng mắc ung thư tuyến giáp

Thứ Tư, 26/06/2019 12:35 PM (GMT+7)

Bản thân bệnh ung thư không có tính lây nhiễm. Nhưng bệnh này lại liên quan đến yếu tố gen. Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.

Cả gia đình mắc chung loại ung thư

Có nhiều gia đình cùng mắc chung loại ung thư tuyến giáp. Nhiều người vẫn không hiểu vì sao, dưới đây là lời giải của chuyên gia.

Gần đây thấy có dấu hiệu ho dai dẳng, khàn tiếng, nuốt nước bọt đau, chị V.T.K (Thái Bình) đi khám. Bác sĩ siêu âm tuyến giáp phát hiện có u tuyến giáp và chỉ định sinh thiết. Kết quả sinh thiết cho thấy chị bị ung thư giáp trạng. Vẫn không tin mình bị ung thư, chị đã đi khám ở nhiều nơi đều chung một kết quả. May mắn là chị phát hiện sớm khi ung thư biểu mô nhú tuyến giáp nên cơ hội khỏi bệnh cao.

Theo chị K kể, trong gia đình nhà chị trước có bà ngoại, mẹ chị và giờ cả chị và em cùng mắc bệnh ung thư tuyến giáp. "Đến giờ tôi vẫn không hiểu vì sao mà trong gia đình của tôi lại mấy người cùng mắc một loại ung thư như vậy" – chị K nói.

ungthutuyengiap

Trao đổi với BSCKII Trần Thị Hợp, nguyên giảng viên Bộ môn ung thư, Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó chủ nhiệm khoa ngoại A, Bệnh viện K bên lề Chương trình Phòng chống Ung thư từ gốc của iCareBase về căn bệnh ung thư tuyến giáp, BS Hợp cho biết: Hiện nay ung thư tuyến giáp ngày càng trẻ hóa. Ung thư tuyến giáp phổ biển nhất là thể nhú. Mức độ ác tính thấp, phát hiện kịp thời và điều trị có thể được chữa khỏi.

Việc nhiều gia đình có nhiều thành viên cùng mắc chung bệnh tuyến giáp, BS Hợp cho rằng, bản thân bệnh ung thư không có tính lây nhiễm. Nhưng bệnh này lại liên quan đến yếu tố gen. Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.

Hơn nữa, ung thư tuyến giáp có liên quan đến môi trường sống. Khi họ sống chung trong một môi trường, cùng duy trì một thói quen ăn uống giống nhau trong một thời gian dài, cùng mắc một bệnh ung thư là rất có thể. Bởi vậy, trong gia đình phát hiện có người mắc ung thư tuyến giáp, các thành viên trong gia đình cũng cần đi làm các xét nghiệm. Ung thư này có tính vùng miền. Những người miền núi bị khối u giáp trạng nhiều thì tỷ lệ ung thư giáp trạng cao hơn.

Những dấu hiệu không nên bỏ qua

Theo Globocan, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160000 ca mắc mới mỗi năm, nam giới với gần 50000 ca mỗi năm đứng thứ 20. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao trên thế giới.

BS Hợp cho rằng, mắc ung thư là điều gì đó hết sức khủng khiếp nhưng đối với riêng ung thư tuyến giáp tươi sáng hơn. Để chết vì bệnh ung thư tuyến giáp rất ít. Thông thường, ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, thường cắt toàn bộ tuyến giáp sau đó cho bệnh nhân uống iot để tránh hiện tượng tế bào di căn.

Cả gia đình cùng mắc ung thư tuyến giáp, bác sỹ chỉ ra nguyên nhân - Ảnh 2.BSCKII Trần Thị Hợp khuyên mọi người cần lắng nghe chính cơ thể mình khi có biểu hiện bất thường cần đi khám. Ảnh TG

Điều đáng nói là căn bệnh này ở thời kỳ đầu không có biểu hiện đặc hiệu. Thường người bệnh chỉ phát hiện ra khi đã ở giai đoạn muộn. Đa phần phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám.

Để phòng tránh bệnh, mọi người cần nhớ lắng nghe cơ thể mình, khi thấy bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể thì cần phải kiểm tra. Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm một lần, siêu âm tuyến giáp để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình cũng như có hướng tầm soát điều trị bệnh kịp thời.

Ngoài ra, cần có thói quen ăn uống khoa học, tập luyện hợp lý. Ăn uống đảm bảo tránh thiếu I-ốt, các loại thực phẩm lên men như dưa cà muối, thực phẩm ăn nhanh, rượu bia nhiều…

Các chuyên gia khuyến cáo, những dấu hiệu mọi người không nên bỏ qua:

+ Có một hạt nhỏ rời được dưới da vùng cổ và chạy lên, chạy xuống khi nuốt nước bọt.

+ Giọng nói khàn khàn thay đổi, độ khàn tiếng ngày càng nặng

+ Nuốt khó, đau ở cổ và họng

+ Có hạch ở bên cổ

Nếu có các triệu chứng này, mọi người nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để kiểm tra xác định có phải ung thư tuyến giáp hay không.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....