Bé trai dậy thì và sự chia sẻ của cha mẹ

Thứ Ba, 20/12/2022 10:19 AM (GMT+7)

Có những vấn đề nếu chờ đến tuổi trưởng thành mới chia sẻ sẽ là quá trễ. Có một câu hỏi, nhưng bao hàm nhiều vấn đề bên trong, cụ thể là “là cha mẹ, tôi phải làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?”. Mặc dù, cha mẹ cũng từng trải qua độ tuổi này; nhưng sự khác biệt của thế hệ nhiều lúc vẫn gây bối rối và không biết làm gì khi đứa con trai; con gái đến tuổi dậy thì. Vốn dĩ, văn hóa thay đổi, xã hội thay đổi; cha mẹ cũng cần có sự thay đổi và hiểu biết để có thể dạy con đúng cách.

1. Con trai vào độ tuổi dậy thì

Nhìn chung, con trai sẽ bắt đầu dậy thì trong khoảng từ 9 – 13 tuổi (kéo dài từ 2 – 5 năm). Và quá trình này sẽ kết thúc khi con trai ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Bên cạnh độ tuổi, cha mẹ cần biết có những yếu tố khác; cũng làm thay đổi quá trình tuổi dậy thì của con trai, cụ thể như:

- Gen di truyền.

- Sức khỏe thể chất. Một đứa trẻ có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt có thể phát triển vượt trội hơn, và ngược lại.

- Hormone giới tính.

- Môi trường sống và thói quen rèn luyện sức khỏe.

2. Những thay đổi về thể chất của bé trai

Khi vào tuổi dậy thì, các con có khuynh hướng lo lắng bởi sự thay đổi đột ngột của cơ thể. Những cảm xúc ban đầu của con thường thấy là khó xử; không biết làm gì, xấu hổ,… Và những thay đổi thể trạng ở bé trai bao gồm:

- Tinh hoàn và da bìu tăng kích thước.

- Lông mọc nhiều hơn ở mặt và các bộ phận khác.

- Phát triển chiều cao, tay và chân dài hơn.

- Tăng kích thước dương vật.

- Xuất tinh lần đầu tiên (sau khi tinh hoàn phát triển được 1 năm).

- Thay đổi tông giọng (trầm hơn).

- Sưng đau ở vùng ngực do sự thay đổi nội tiết tố (đây chỉ là tình trạng tạm thời).

Với sự thay đổi thể chất như vậy, con trai dậy thì cũng trải qua nhiều căng thẳng. Do đó, cha mẹ hãy làm những gì cha mẹ có thể để giúp con trai vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì.

lam-gi-khi-con-trai-den-tuoi-day-thi_1925937653

3. Phương pháp dạy con trai ở tuổi dậy thì

Từ lâu, các nhà tâm lý học đã quan tâm đến việc cha mẹ dạy dỗ sẽ ảnh hưởng trong suốt quá trình phát triển của con như thế nào. Trong những năm đầu của thập niên 1960, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã thực hiện một nghiên cứu trên 100 trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo. Thông qua sự quan sát từ các buổi phỏng vấn với cha mẹ, với những phương pháp nuôi dạy khác nhau, bà đã nhận định được một số khía cạnh quan trọng của việc nuôi dạy con bao gồm:

- Phương pháp kỷ luật.

- Tình thương và chăm sóc.

- Phong cách giao tiếp.

- Kỳ vọng về sự trưởng thành cũng như quyền kiểm soát con.

- Theo đó, nhằm giải đáp thắc mắc “cha mẹ nên làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì”; MarryBaby có những gợi ý sau, cha mẹ cùng đọc nhé.

3.1 Cha mẹ cần làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì đột ngột thay đổi thể trạng?

Khi con trai đến tuổi dậy thì, và đột ngột thay đổi thể trạng; cha mẹ không nên làm ầm ĩ hoặc cố giải thích cho con theo cách cha mẹ từng trải qua. Thay vào đó, cha mẹ cần đặt câu hỏi; hoặc ngược lại là khuyến khích các con đặt câu hỏi trước những vấn đề của bản thân.

Mỗi trẻ sẽ có mỗi cột mốc dậy thì khác nhau, trường hợp con trai dậy thì muộn hoặc sớm hơn, cha mẹ đừng quá lo lắng. Tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa con trai đi thăm khám bác sĩ để tình trạng không làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của con.

3.2 Hướng dẫn con trai tự biết làm gì để chăm sóc bản thân khi đến tuổi dậy thì?

Một dấu hiệu dễ thấy của tuổi dậy thì nữa đó là, hiện tượng mụn trứng cá. Song, các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn; làm cho mùi cơ thể trở nên nồng hơn, đặc biệt là ở nách và bẹn.

Cha mẹ nên hướng dẫn con trai tự chăm sóc bản thân với các cách như:

- Dạy con cách sử dụng lăn khử mùi

- Khuyến khích con tắm thường xuyên

- Xây dựng thói quen mặc quần lót cho con (ưu tiên vải cotton thoáng mát)

3.3 Làm gì khi con trai đến tuổi dậy thì?

- Hãy nói với con trẻ hết về chuyện yêu đương, bao cao su, phòng tránh thai, phòng tránh bệnh lây lan qua đường tình dục, thậm chí là tư thế quan hệ; hay như thế nào là mối quan hệ lành mạnh và không lành mạnh. Tuy nhiên trên thực tế chỉ khoảng 5% đến 6% các gia đình thông thoáng chuyện này.

3.4 Làm gì để con trai an toàn trên mạng xã hội khi đến tuổi dậy thì?

TikTok, Facebook, Twitter, Instagram và các nền tảng mạng xã hội khác giúp các con; thậm chí là các bậc phụ huynh giữ liên lạc với nhau; dù ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, điều quan trọng là cha mẹ cần biết phải làm gì để bảo vệ con trước sân chơi tưởng chừng là lành mạnh; nhưng cũng có tác động tiêu cực nếu không sử dụng đúng cách. Tờ tin của Đại học Carnegie Mellon chia sẻ cách để chúng ta giữ an toàn trên mạng xã hội bao gồm:

- Cân nhắc giảm bớt số lượng bài đăng.

- Không nên gắn thẻ vị trí của mình.

- Tận dụng các tính năng “quyền riêng tư”.

- Nhận biết và bài trừ các nội dung tiêu cực.

- Sử dụng ngôn từ văn minh.

Cha mẹ cũng nên thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm của con, để kịp thời nắm bắt những thay đổi của con trong quá trình học tập, đặc biệt là tính cách, tâm lý, hành vi tuổi dậy thì ở con trai.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....