Bệnh hột xoài- "Cơn ác mộng"

Thứ Sáu, 26/07/2019 02:20 PM (GMT+7)

Một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục được ít người biết và quan tâm đó là bệnh u lympho sinh dục hay là bệnh hột xoài. Bệnh hột xoài còn được gọi là u lympho sinh dục, do vi khuẩn Chlamydia trachomtis gây ra.

benh-hot-xoai

Bệnh Hột xoài (u lympho sinh dục) là gì?

Bệnh hột xoài (hay còn gọi là u lympho sinh dục hoặc u hạt bạch huyết hoa liễu) là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Vi khuẩn này đi qua da và niêm mạc bị xây xát vào các hạch bạch huyết, gây tắc nghẽn xung quanh hạch. Bệnh gây ảnh hưởng đến hạch bạch huyết, cơ quan sinh dục ngoài, thậm chí cả trực tràng và miệng.

Nhận biết bệnh hột xoài sau khi quan hệ

Thời gian đầu của bệnh thường là tổn thương nhỏ, không đau, không ngứa, ở sâu hoặc các nếp của cơ quan sinh dục nên người bệnh thường không phát hiện.

Nhưng sau đó, virus tiếp tục di chuyển vào khu trú và gây tổn thương hạch bạch huyết trong vùng lân cận, đặc biệt là hạch bẹn và đùi. Đến một thời gian nhất định, các hạch viêm sẽ cứng lại, sưng, đau, các hạch dính liền với nhau và kết lại thành chùm và ít di động, lần lượt mỗi hạch dính vào da, mềm dần và chảy mủ ra ngoài tạo thành lỗ dò và nhiều hạch tạo thành nhiều lỗ dò giống như búp sen của thùng tưới nước.

Khi hạch bẹn và hạch đùi đều bị ảnh hưởng lớn, nó sẽ xuất hiện một rãnh chia phân cách 2 khối hạch này gọi là dấu hiệu rãnh có tên khoa học là Grooving sign, đây là một triệu chứng đặc biệt của bệnh hột xoài.

Ngoài triệu chứng tại chỗ, bệnh hột xoài còn làm cho người bệnh bị sốt, đau đầu, đau khớp, đau mình mẩy, chán ăn, sụt cân...

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tư vấn với bác sĩ. Trong trường hợp bạn đang được điều trị bệnh hột xoài, nên gọi cho bác sĩ khi:

Thân nhiệt tăng cao bất thường;

Đau dữ dội mà thuốc giảm đau không có tác dụng;

Bị tiêu chảy trong khi dùng thuốc kháng sinh;

Cơ thể không dung nạp được thuốc.

Nguyên nhân gây bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

Nguyên nhân gây ra bệnh hột xoài là do vi khuẩn tên là Chlamydia trachomatis. Vi khuẩn này đi qua da và niêm mạc bị xây xát vào các hạch bạch huyết gây tắc nghẽn xung quanh hạch. Bệnh gây ảnh hưởng đến hạch bạch huyết, cơ quan sinh dục ngoài, thậm chí cả trực tràng và miệng.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: tiếp xúc với những độ vật chứa vi khuẩn Chlamydia trachomatis hoặc với người mắc bệnh không qua đường tình dục.

Nguy cơ mắc phải bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

Bệnh hột xoài là một bệnh hiếm gặp. Bệnh xuất hiện phổ biến ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới. Bệnh thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới, độ tuổi từ 20 đến 40.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hột xoài bao gồm:

Hệ miễn dịch yếu;

Bị nhiễm HIV;

Bị các bệnh lây qua đường tình dục khác;

Quan hệ tình dục không an toàn.

Điều trị bệnh hột xoài (u lympho sinh dục) hiệu quả

Chẩn đoán bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

Bác sĩ chẩn đoán dựa vào tiền sử phơi nhiễm gần đây, khám thực thể và xét nghiệm máu, bao gồm các xét nghiệm với bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bác sĩ có thể lấy mẫu vết thương để cấy vi khuẩn, nếu chủng Chlamydia hoặc kháng thể chống lại vi khuẩn xuất hiện chứng tỏ bạn đã mắc bệnh.

Điều trị bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

Những phương pháp phổ biến được dùng để điều trị bệnh hột xoài bao gồm:

Thuốc kháng sinh được dùng để chống nhiễm trùng và phải được uống trong 3 tuần;

Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen và chườm nóng tại chỗ có thể được dùng điều trị khi các triệu chứng gây khó chịu ít;

Người bệnh nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.

Ở một số trường hợp, phẫu thuật cần thực hiện để dẫn lưu hạch bạch huyết viêm nhiễm hoặc rạch bỏ áp xe. Các biến chứng có thể xảy ra gồm viêm mãn tính, liệt dương, rối loạn tiểu tiện và đại tiện.

Hạn chế bệnh hột xoài (u lympho sinh dục)

Bệnh hột xoài có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt sau:

Quan hệ tình dục an toàn;

Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi hết bệnh;

Bệnh có thể bị tái phát, do đó bạn nên tái khám đều đặn theo lịch hẹn;

Nói với bạn tình về tình trạng bệnh để họ có thể đi khám và được điều trị nếu cần;

Nghỉ ngơi trong giai đoạn cấp của bệnh. Sau đó bạn có thể dần dần hoạt động bình thường trở lại.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....