Bệnh lao phổi có di truyền không?

Thứ Tư, 23/05/2018 12:00 AM (GMT+7)

Lao phổi là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam, gây tử vong cho hàng nghìn người mỗi năm. Bệnh lao phổi có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc nói chuyện. Vậy nên, mức độ lan truyền và biến thành dịch của nó alaf rất cao. Tuy nhiên, một thắc mắc khác mà nhiều người quan tâm: bệnh lao phổi có di truyền không?

Lao phổi là bệnh gì?

Lao phổi là thể lao phổ biến của bệnh lao. Tuy nhiên, trong 1/3 các trường hợp, lao có thể xảy ra ở các phần khác nhau của cơ thể. Ví dụ như lao bạch huyết, lao khớp lao màng lão...

Bệnh lao phổi do trực khuẩn Koch, viết tắt là BK gây ra. Lao phổi là bệnh lây lan. Khi một người bị lao không được điều trị đúng cách, thường xuyên ho khạc, hắt xì hơi vào không khí khiến những người bình thường dễ dàng mắc phải. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có sức đề kháng, hệ miễn dịch cao thì vi khuẩn gây lao có thể khó xâm hại.

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây bệnh lao nhưng căn nguyên chính vẫn là do vi khuẩn lao. Vi khuẩn này lây lan sang người khi chúng ta uống sữa bò tuyệt trùng. Hiện nay, bệnh lao hay đi kèm với HIV. Những người mắc HIV có hệ miễn dịch kém vì vậy dễ dàng là đối tượng hàng đầu nhiễm dịch bệnh.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bênh lao là ban đầu khi vi khuẩn này mới sinh sôi trong cơ thể, chúng chỉ ký sinh vô hai trong đó. Nhưng đến thời điểm trở thành bệnh lao, khi hệ miễn dịch không thể ngăn vi khuẩn này sinh sối nữa lúc đó người bệnh sẽ có những triệu chứng như: kho khạc đờm kéo dài trong 2 tuần, sốt nhẹ về chiều, sút cân, đổ mồ hôi, chán ăn, mệt mỏi...

Khi có dầu hiệu mắc bệnh lao, các bác sĩ khuyên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện khám bệnh và có biện pháp điều trị hợp lý, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh lao phổi có di truyền không?

Qua nghiên cứu và chẩn đoán bệnh, các chuyên gia nhận định lao phổi không phải bệnh di truyền. Lao phổi gọi là nguyên phát khi phát bệnh ngay thời kỳ sơ nhiễm. Lao phổi có thể bị tái nhiễm do một số căn nguyên như bùng phát ở lao sơ nhiễm cũ hoặc cũng có thể do nguồn gốc ngoại sinh liên quan đến ô lao mới nhiễm.

Đặc biệt sự phát sinh trùng lao có hoàn cảnh thương thích với thời điểm cơ thể người bệnh bị suy giảm hệ miễm dịch. Ví dụ như trong thời gian dậy thì, khi mang thai, người mắc bệnh tiểu đường, sau khi cắt dạ dày, nghiện rượu, suy nhược ở tuổi già.

Nếu gia đình, người thân bạn có ai đó bị bệnh lao mà không được cách ly toàn diện có thể lây bệnh cho những người khác. Chúng ta có thể an tâm bệnh lao phổi không phải bệnh di truyền những không thể yên tâm về tốc độc lây lan khủng khiếp của nó. Nghiêm trọng nhất là bệnh lao có thể trở thành con dao giết người đáng sợ nhất.

Bởi vậy, phòng bệnh và chữa bệnh chúng là cách duy nhất để đẩy lùi bệnh lao. Đối với gia đình có người mắc bệnh lao phổi cần có biện pháp cách ly và điều trị đúng cách. Bạn có thể cho bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra, xin tư vấn và điều trị bằng thuốc.

Song cách đẩy lùi bệnh lao tốt nhất là cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng BCG khi bé còn là trẻ sơ sinh. Tất cả những người có dấu hiệu mắc bệnh cũng cần sớm được đến các cơ sở y tế làm các xét nghiệm để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Như vậy, bệnh lao phổi là bệnh không di truyền nhưng có mức độ truyền nhiễm rất cao. Chúng ta cần cảnh giác để tránh các trường hợp nguy hiểm nhất.

System

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....