Bệnh lõm lồng ngực ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Thứ Bảy, 31/08/2019 03:30 PM (GMT+7)

Bệnh lõm lồng ngực ở trẻ em là gì và có nguy hiểm không hiện đang là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ, hãy cùng tìm lời giải đáp cho thắc mắc này nhé.

Theo BS Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 1, mùa hè là thời điểm ghi nhận nhiều trẻ em bị lõm ngực nhập viện điều trị nhất. Tuy nhiên, so với hơn 50 ca được phẫu thuật năm 2015 thì đến thời điểm này số lượng bệnh nhân điều trị lõm ngực đã tăng lên con số 80 và chưa dừng lại. Hiện nay không có biện pháp nào can thiệp triệt để cho dị tật này ngoài mổ.

Bệnh lõm lồng ngực là một loại bệnh gây biến dạng lồng ngực bẩm sinh. Quan sát bằng mắt thường, mẹ cũng có thể nhận ra lồng ngực của trẻ bị lõm vào trong. Xương ức bị ảnh hưởng nhiều nhất, không còn ở vị trí bình thường mà một phần thường là phía dưới mũi ức bị lõm vào. Trẻ có thể bị lõm đối xứng hoặc lõm không đối xứng (phần lõm lệch về bên ngực trái hoặc ngực phải).

2-be-so-sinh-mac-buou-hiem-gap-hinh-rau-ong-gia-noel

Bệnh lõm lồng ngực là một loại bệnh gây biến dạng lồng ngực bẩm sinh

Hiện tại, các nghiên cứu trên thế giới vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến dị tật. Tuy nhiên, 30% xác định được là do yếu tố di truyền. Khoảng 35% trẻ sinh ra bị lõm lồng ngực có người thân trong gia đình cùng bị bệnh. Theo các nghiên cứu của Mỹ, tỉ lệ dị tật này chiếm từ  1/400 trẻ  sinh sống (cứ 400 trẻ thì có 1 trẻ bị), bé trai có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn bé gái, với tỷ lệ 3:1

Ở những độ tuổi nhỏ hơn, nếu bé chưa có các triệu chứng như khó thở, lõm quá sâu thì gia đình rất khó nhận biết. Khi vượt quá độ tuổi trưởng thành, việc mổ sẽ khó khăn do xương đã cứng.

Theo BS Đặng Khải Minh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Nhi Đồng 1, độ tuổi lý tưởng nhất cho phẫu thuật lõm ngực là 8-15 tuổi. Vì lúc này cơ thể đã tương đối phát triển, việc đưa thanh kim loại vào lồng ngực để nâng xương ức lên sẽ hiệu quả.

Lõm ngực nếu không điều trị tùy theo mức độ sẽ gây các vấn đề về đau do biến dạng xương, căng cơ hoặc chèn ép tim phổi ảnh hưởng đến hoạt động thể lực của bé. Một vấn đề khác khó trực tiếp “nhận dạng” hơn nhưng vẫn để lại ảnh hưởng lớn là việc tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng nhiều khi nhận ra hình thức bất thường của mình. Nhiều trẻ vì điều này mà thiếu tự tin, chậm phát triển so với bạn bè.

Untitl1ed

Lõm ngực nếu không điều trị tùy theo mức độ sẽ gây các vấn đề về đau do biến dạng xương, căng cơ hoặc chèn ép tim phổi ảnh hưởng đến hoạt động thể lực của bé.

Hiện tại, BV Nhi Đồng 1 có một số trường hợp bé dưới bảy tuổi, bênh viện sẽ cân nhắc xem bé có bị lõm ngực quá sâu hay không, có bị ảnh hưởng đến hô hấp tim mạch chưa, mức độ tác động lên tim thế nào, sau đó mới quyết định phẫu thuật.

BS Hiếu khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ ngực lõm vào trong nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để khám. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của bé. Cho các bé tập thể dục, tham gia vận động và nhất là bơi lội để lồng ngực giãn nở tốt hơn.

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....