Bệnh nhân ung thư vú sau khi phẫu thuật có khả năng di căn và tái phát hay không?

Thứ Sáu, 18/09/2020 07:50 AM (GMT+7)

Theo TS. BS. Phạm Nguyên Quý (BV Trung ương Miniren Kyoto, BV Đại học Kyoto), ung thư khi tái phát có thể xuất hiện lại cùng chỗ (tái phát tại chỗ) hoặc ở chỗ khác (di căn xa). 

ung-thu-vu

Lý giải rõ hơn về khả năng tái phát sau khi phẫu thuật của bệnh nhân ung thư vú, TS. BS Phạm Nguyên Quý cho biết, khả năng tái phát về sau thường tùy thuộc vào loại/thể ung thư vú, giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán và nội dung điều trị mà người bệnh tuân theo.

Về tái phát tại chỗ hoặc khu vực, đó là tình trạng ung thư vú quay trở lại ở khu vực vú/ngực, ở da gần vị trí vết sẹo mổ ban đầu, hoặc lan tới các mô và hạch bạch huyết xung quanh ngực, cổ và dưới xương ức. Cách thức điều trị sẽ phụ thuộc vào loại điều trị đã thực hiện trước đây và có thể gồm phẫu thuật, xạ trị và điều trị thuốc. 

Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào quanh vết sẹo mổ hoặc vùng nách-cổ-ngực, hãy đi khám ngay lập tức.

Nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào quanh vết sẹo mổ hoặc vùng nách-cổ-ngực, hãy đi khám ngay lập tức. Về ung thư vú thứ phát, đó là tình huống đa dạng với triệu chứng tùy thuộc vào vị trí tái phát và độ lớn khối u. Hãy lắng nghe cơ thể và báo cho bác sĩ những triệu chứng mới xuất hiện, kéo dài và không có nguyên nhân rõ ràng.

Nhiều triệu chứng của ung thư vú thứ phát có thể giống như các triệu chứng của bệnh khác, như đau ở xương có thể do tuổi già, viêm khớp hoặc do loãng xương. Khó thở và ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh/cúm, viêm phổi hoặc suy tim. Giảm cân, chán ăn, mệt mỏi cũng có thể xảy ra mặc dù đây là những triệu chứng không đặc hiệu.

Ung thư vú giai đoạn sớm thì có khả năng chữa lành rất cao nếu theo Tây Y (điều trị phối hợp Hóa trị-Xạ trị-Phẫu thuật tùy theo đặc tính của người bệnh), tuy nhiên các bệnh nhân cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ trực tiếp điều trị cho mình.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú tái phát

Khó mà liệt kê tất cả các triệu chứng của ung thư vú thứ phát, nhưng quan trọng là báo cáo lại bất kỳ triệu chứng nào mà bạn có, là các triệu chứng mới và trường diễn và không có nguyên nhân rõ ràng với bác sĩ.

Nhiều triệu chứng của ung thư vú thứ phát có thể giống như các triệu chứng của các tình trạng khác của cơ thể, ví dụ, đau ở xương có thể do tuổi già, viêm khớp hoặc tác dụng phụ của điều trị. Thở không ra hơi và ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng trường diễn hoặc không giải thích được, tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ.

Các triệu chứng mà bạn muốn nói với bác sĩ:

Đau ở xương (ví dụ lưng, hông hoặc xương sườn) không cải thiện được bằng thuốc giảm đau trong một hoặc hai tuần và thường đau hơn về đêm. Giảm cân và giảm sự ngon miệng không giải thích được Cảm giác muốn nôn liên tục Thấy khó chịu hoặc sưng ở xương sườn hoặc bụng trên Cảm thấy mệt mỏi lên tục Ho khan hoặc cảm thấy thở không ra hơi Đau đầu nghiêm trọng hoặc tiến triển Thị lực hoặc giọng nói thay đổi

Một số trong các triệu chứng này như là mệt mỏi và giảm sự ngon miệng có thể là tác dụng phụ thông thường mà nhiều người trải qua sau điều trị ung thư. Nhưng nếu các triệu chứng không cải thiện, bác sĩ sẽ quyết định thăm khám thêm để tìm ra nguyên nhân.

Ứng phó với nỗi sợ ung thư vú tái phát

Hầu như mọi người đã được điều trị ung thư vú đều lo việc bệnh quay trở lại. Trước tiên, mỗi chỗ đau làm bạn sợ hãi, nhưng khi thời gian trôi qua, bạn có thể chấp nhận dần các triệu chứng nhỏ như chúng tồn tại trong mọi trường hợp – các dấu hiệu cảnh báo của cảm lạnh hoặc cúm hoặc là do bạn tự gây ra (suy nghĩ quá nhiều hoặc tập quá sức).

Một số sự kiện có thể đặc biệt stress – những ngày hoặc tuần trước khi bạn đi tái khám, phát hiện một người bạn hoặc người thân bị chẩn đoán ung thư, hoặc có tin tức rằng một ai đó bạn gặp trong khi điều trị lại tái phát bệnh hoặc đã chết.

Chúng ta ứng phó theo cách của chúng ta, và không có giải pháp dễ dàng nào. Nhưng giữ im lặng vì chúng ta lo lắng sẽ làm phiền mọi người không phải là phương thức tiếp cận tốt nhất. Nói chuyện về nỗi sợ của bạn liên quan tới việc bệnh tái phát có thể giúp bạn giải tỏa.

Phần sau có thông tin về cách thức đương đầu với sự lo lắng hoặc tâm trạng không tốt.

Lo lắng về lịch sử gia đình có ung thư vú

Phụ nữ bị chẩn đoán ung thư vú thường lo lắng không biết bệnh này có làm tăng nguy cơ ung thư vú cho các thành viên gia đình, đặc biệt là con gái hay không. Chẩn đoán không có nghĩa là các thành viên gia đình có nguy cơ cao hơn đáng kể phát triển ung thư vú. Phần lớn (trên 90%) các ca ung thư vú xảy ra “ngẫu nhiên” và không có tính di truyền. Nếu bạn lo lắng về điều này, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ để được giới thiệu đi xét nghiệm gen di truyền.

Để có thêm thông tin, đề nghị đọc quyển sách Ung thư vú trong gia đình.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....