Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào là chủ yếu?

Thứ Hai, 20/07/2020 03:11 PM (GMT+7)

Có lẽ vấn đề được nhiều người quan tâm đó là bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Khi nắm được con đường lây nhiễm bệnh, chúng ta sẽ chủ động tìm cách phòng chống nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh.

rong-kinh

Ảnh minh họa

Bệnh sùi mào gà có lây nhiễm không?

Có thể nói, đây là một trong bốn bệnh xã hội thường gặp trong đời sống, như đã nêu trên tác nhân chính gây bệnh đó là virus HPV. Loại virus này có khả năng lây lan từ người này sang người khác với tốc độ rất nhanh chóng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, căn bệnh này có khả năng lây nhiễm, chúng ta cần lưu ý, chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Thực tế, trong khoảng thời gian đầu virus tấn công vào cơ thể, người bệnh gần như không có triệu chứng. Việc phát hiện, điều trị trong giai đoạn ủ bệnh là rất khó khăn.

Bước sang giai đoạn phát triển tiếp theo, bạn mới có thể nhận biết triệu chứng đặc trưng của bệnh sùi mào gà. Lúc này, bệnh nhân không nên trì hoãn việc điều trị nếu không muốn sức khỏe bị ảnh hưởng.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào là chủ yếu?

Có lẽ vấn đề được nhiều người quan tâm đó là bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Khi nắm được con đường lây nhiễm bệnh, chúng ta sẽ chủ động tìm cách phòng chống nguy cơ lây nhiễm, mắc bệnh.

  Quan hệ tình dục không an toàn

Theo số liệu thống kê, phần lớn người mắc bệnh sùi mào gà đều lây nhiễm virus khi quan hệ tình dục không an toàn. Có thể nói, môi trường âm đạo tương đối ẩm ướt, đây là điều kiện lý tưởng để virus sinh sôi, phát triển nhanh chóng.

Tuy nhiên, chúng ta cần nắm rõ thế nào là quan hệ tình dục không an toàn? Đó có thể là việc bạn quan hệ bừa bãi với rất nhiều người mà không hề sử dụng bao cao su. Như vậy, việc xác định nguồn lây nhiễm bệnh rất khó kiểm soát, ra tăng nguy cơ lây cho nhiều người.

Một số người còn quan hệ bằng miệng, hậu môn,… đây là một trong những nguyên nhân khiến mọi người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng, hậu môn. Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng tự ti, e ngại vì vẻ ngoài của mình.

Lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con

Khi được hỏi về vấn đề bệnh sùi mào gà lây qua đường nào, chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua trường hợp thai phụ lây nhiễm cho em bé. Nếu như người mẹ nhiễm bệnh trong thời gian mang thai và sinh thường thì thai nhi có khả năng lây nhiễm rất cao.

Khi phát hiện tình trạng này, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp để hạn chế rủi ro lây nhiễm bệnh cho bé. Bạn nên tuân thủ theo chỉ định nhằm đảm bảo sức khỏe cho con.

Sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, bệnh sùi mào gà hoàn toàn có thể lây nhiễm khi bạn dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh. Ví dụ như: dùng bàn chải, quần áo chung với người bệnh, vô tình những đồ dùng này dính phải dịch tiết từ các nốt sùi. Tốt nhất chúng ta nên chủ động sử dụng đồ của mình, hạn chế dùng chung đồ dùng với người khác. Đây cũng là cách để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Hy vọng rằng, bạn đọc đã phần nào giải đáp được thắc mắc bệnh sùi mào gà lây qua đường nào và chủ động phòng tránh, bảo vệ chính mình cũng như mọi người xung quanh.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....