Bệnh thai trứng xâm lấn nguy hiểm như thế nào?

Thứ Bảy, 29/12/2018 07:48 PM (GMT+7)

Thai trứng xâm lấn (chửa trứng) là một trong những bệnh lý có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Thai trứng là dạng lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Empty

Bệnh thai trứng xâm lấn nguy hiểm  như thế nào?

Theo nghiên cứu, thai trứng xâm lấn là tình trạng bất thường của thai nghén, trong đó có một phần hay toàn bộ bánh nhau bị thoái hóa thành các nâng chứa dịch to, nhỉ bám thành chùm như chùm nho. Phần nang này thường chiếm toàn bộ diện tích buồng tử cung và tiếp tục phát triển nhờ máu của người mẹ.

Thai trứng xâm lấn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

- Nhiễm khuẩn: sau khi sảy hoặc nạo tứng thì biến chứng nhiễm khuẩn rất có thể xảy ra nếu như việc điều trị không cẩn thận và đầy đủ. Bên cạnh đó là vấn đề vệ sinh cá nhân không đảm bảo cũng khiến phụ nữ bị nhiễm khuẩn bội nhiễm.

- Băng huyết: nếu không được điều trị,t rứng sẽ sảy tự nhiên. Khi sảy gây băng huyết nặng, dễ sót trứng, sót rau.

- Thủng tử cung: nếu là chửa trứng ác tính ăn sau vào lớp cơ tử cung, có thể làm thủng tử cung gây chảy máu tràn ngập ổ bụng rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, những người bị chửa trứng thì thành tử cung rất mềm nên dễ dẫn đến thủng tử cung khi nạo hút.

- Ung thư nguyên bào nuôi: Bình thường, chửa trứng không nguy hiểm, vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa.

Vậy, phải điều trị bệnh thai trứng xâm lấn như thế nào?

Empty

Khi được bác sĩ xác định có thai trứng, việc cần làm đầu tiên là phẫu thuật lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nạo hút hoặc nong nạo để phòng xảy tha gây băng huyế. Kỹ thuật nạo thai trứng, kết hợp sự co hồi tử cung để cầm máu bằng truyền dịch mặn hoặc ngọt đẳng trương pha oxytocin, đồng thời dùng kháng sinh ngừa nhiễm trùng.

Một cách điều trị khác là cắt tử cung toàn phần. Có nghĩa là cắt cả khối hoặc cắt tử cung toàn phần sau nạo hút trứng thường được áp dụng ở các phụ nữ không có con nữa hoặc phụ nữ trên 40 tuổi và trường hợp thai trứng xâm lấn làm thủng tử cung.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện và  điều trị kịp thời các biến chứng ác tính. Sau 2 tuần nạo hút cần đến bệnh viện làm các xét nghiệm beta hCG. Xét nghiệp thực hiện 2 tuần/lần trong 3 tháng đầu và 6 tháng/lần cho đến hết 12 tháng. Cần phải tránh thai trong vòng 1 năm sau nạo hút.

Trong trường hợp bệnh biến chứng nặng, người bệnh buộc phải điều trị bằng hóa chất và nặng hơn sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung. Còn khi đã quá nặng thì cần điều trị trong thời gian rất dài và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có một điều may mắn là phụ nữ thai trứng không ảnh hưởng đến khả năng có thai, ngay cả khi người bệnh đã qua hóa trị. Không làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật thai bẩm sinh, sinh non hoặc các biến chứng khác. Tỉ lệ mắc thai trứng lần nữa chỉ chiếm 1 – 2%.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....