Bệnh xương khớp ở người cao tuổi: Những điều cần lưu ý

Thứ Ba, 09/04/2019 07:42 AM (GMT+7)

Các vấn đề về loãng xương, thoái hoá khớp, đau gối, đau lưng là những bệnh lý thường gặp nhất ở người cao tuổi. Chúng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra các cơn đau làm người bệnh khó chịu, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

benh-xuong-khop-nguoi-cao-tuoi

Tiến sĩ Phạm Chí Lăng, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Quốc tế City cho biết, càng lớn tuổi chất lượng xương và sụn khớp càng suy giảm. Từ đó khả năng hấp thu canxi vào trong xương kém, gây ra tình trạng loãng xương. Quá trình loãng xương diễn tiến tự nhiên, âm thầm từ từ chứ không xuất hiện đột ngột, biểu hiện rõ ràng như các bệnh lý khác. Các vấn đề của loãng xương lại khá nguy hiểm, gây cản trở trong sinh hoạt, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây loãng xương. Trong đó nguyên nhân khách quan tác động bởi yếu tố tuổi tác. Tỷ trọng khoáng chất của xương ở người già sẽ bị suy giảm một cách đáng kể. Theo thời gian, sụn khớp bị mòn dần đi, khi mòn nhiều sẽ gây đau khớp, đi lại khó khăn. Hiện tượng mòn sụn khớp ở khớp gối hay còn gọi là thoái hóa khớp gối.

Những người thừa cân, béo phì hay khi còn trẻ bị chấn thương khớp, tật bẩm sinh, mắc các bệnh về chuyển hóa, di truyền cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các khớp xương.

Thống kê trong suốt thập niên 2000-2010 của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy, viêm khớp đứng đầu danh sách bệnh gây tàn phế, tiếp theo đến các vấn đề về lưng và cột sống. Tỷ lệ người đến khám, điều trị xương khớp gia tăng trong những năm gần đây và có xu hướng trẻ hóa. Nhiều học sinh, sinh viên sớm phải chịu các cơn đau khớp ở cổ tay, vai, gáy… do say sưa với máy tính, điện thoại di động.

Các chuyên gia y tế cho rằng, tuổi thọ con người càng được nâng cao, thì tỷ lệ các bệnh xương khớp ngày càng phổ biến. Việt Nam có hơn 6 triệu người cao tuổi, chiếm 7% tổng dân số. Ước tính con số này sẽ tăng lên 10 triệu vào năm 2020. Trong đó, phụ nữ chiếm khoảng 60% người cao tuổi và là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Dân số già hóa sẽ khiến các bệnh xương khớp trở thành gánh nặng cho kinh tế gia đình, bảo hiểm y tế xã hội trong thời gian dài điều trị.

Đi bộ không thực sử tốt cho người bệnh đau khớp

Giống như mọi môn thể dục khác, đi bộ giúp tăng cường sức khoẻ. Nó thích hợp cho bệnh nhân tim mạch bởi không cần tốn nhiều sức lực, động tác đơn giản, có thể tự điều chỉnh cường độ và thời gian luyện tập. Tuy nhiên không phải ai tập đi bộ cũng cho kết quả tốt. Nhiều người càng đi càng đau, đặc biệt với những bệnh nhân đau khớp.

Nhiều người già đau khớp gối cứ nghĩ đi càng nhiều càng mau hết bệnh, giống như bệnh càng nặng thì phải uống thuốc liều cao hơn. Nhưng một trong những nguyên lý bệnh học là cơ quan nào bị bệnh thì phải được nghỉ ngơi đợi hồi phục. Khớp xương cũng vậy, khi viêm thì gây đau nhức, sự nghỉ ngơi rất cần thiết vì chính là phương pháp giúp giảm đau. Đi bộ trong khi viêm khớp gối chắc chắn sẽ làm bệnh nặng hơn.

Đa số người già bị thoái hoá khớp gối. Do sự lão hoá qua nhiều năm tháng sử dụng, các lớp sụn khớp bị hư hỏng, trục xương bị cong vào trong. Càng đi nhiều, càng làm khớp hư thêm. Lý do là khi đi đứng sẽ tạo sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hoá. Lớp sụn này có tác dụng hấp thu lực đè ép, nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nữa sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, tạo ra hiện tượng viêm khớp, gây đau khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế những bệnh nhân này được khuyến cáo hạn chế đi lại, khi đi phải có nạng hay gậy nâng đỡ giúp giảm tải cho bề mặt khớp hư.

Với những lý do trên, các chuyên gia xương khớp đánh giá đi bộ không phải là môn thể dục tốt đối với người già bị bệnh xương khớp.

Người già tập thể dục nâng cao sức khỏe giảm thiểu bệnh xương khớp

Tập luyện thể dục giúp giảm thiểu bệnh xương khớp

Đi bộ thế nào để có tác dụng tốt? 

Đi bộ được xem là một phương pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh là những phương pháp áp dụng cho những người khoẻ mạnh hoặc có yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Còn điều trị là những phương pháp dùng để chữa khỏi căn bệnh đã thể hiện ra. Chẳng hạn, người ta phòng ngừa loãng xương bằng cách uống sữa từ khi còn trẻ chứ không phải đợi đến lúc già loãng xương rồi mới tìm sữa để uống.

Những người lớn tuổi không có triệu chứng đau gối vẫn có thể tập đi bộ nhưng cần lưu ý cường độ và thời gian tập luyện phù hợp với cơ thể. Khi có triệu chứng đau nhức thì phải giảm mức độ tập luyện hay nghỉ ngơi một thời gian rồi mới tập lại. Có nhiều người đi bộ từ thời trai trẻ nhưng một ngày nào đó khi tuổi xế chiều, bỗng thấy có vấn đề ở đầu gối. Đó là vì không biết giảm bớt sự vận động cho phù hợp với tuổi tác. Chỉ cần đi ít lại, chậm hơn một chút sẽ giúp cơ thể dễ chịu ngay.

Bài tập giúp giảm co cứng cơ ở người già

Khi về già ta thường cảm thấy các cơ, khớp hình như cứng hơn, khiến ta vận động khó khăn. Bài tập dưới đây có thể giúp giảm chứng này.

Cách tập: Người bệnh tập ở tư thế ngồi. Chân trái duỗi thẳng chếch một góc 45 độ so với cơ thể, chân phải gập lại với bàn chân đặt sát đùi trong của chân trái. Hai vai buông lỏng, hai tay xuôi theo thân, thân người hướng thẳng về phía trước.

Hít vào đồng thời vươn hai tay lên qua đầu, úp lòng bàn tay vào nhau. Thở ra, thân trên với hai tay vẫn vươn cao từ từ xoay và vươn về bên chân trái sao cho hai bàn tay ôm lấy đầu bàn chân trái kéo vào trong để kheo chân trái áp sát xuống sàn. Giữ tư thế này trong 8 giây nín thở, sau đó từ từ hít vào, đồng thời vươn thân trên và tay lên thẳng, cuối cùng thở ra trở về tư thế ban đầu.

Đổi chân và thực hiện động tác như chân trái. Tiếp tục hai chân cùng mở rộng hết sức có thể để vươn người về trước với hai tay dang ngang vươn ra nắm lấy hai bàn chân. Nín thở 8 giây sau khi thở ra hết. Thư giãn một chút rồi làm lại vòng sau (4 vòng).

Bệnh xương khớp - chữa bệnh xương khớp - tập luyện để chữa bệnh xương khớp - mắc bệnh xương khớp nên ăn gì

Chế độ luyện tập đều đặn, tinh thần thoải mái sẽ giúp người cao tuổi khỏe mạnh hơn

Phòng ngừa bệnh xương khớp ở người cao tuổi

Hiện nay có rất nhiều các biện pháp điều trị và dự phòng có hiệu quả các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Đầu tiên đó là một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với chế độ thuốc men phù hợp với đặc điểm bệnh lý của người cao tuổi. Ngoài ra sự giúp đỡ động viên của gia đình và xã hội có vai trò rất quan trọng. Chính sự hoạt động trong các câu lạc bộ sức khỏe người cao tuổi góp phần củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần cho người cao tuổi. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như khí công, thái cực quyền thường có hiệu quả lớn ở những người cao tuổi.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...