Bị bệnh gout chữa trị thế nào cho có hiệu quả?

Chủ Nhật, 25/08/2019 04:00 PM (GMT+7)

Triệu chứng khởi phát của bệnh rất đột ngột và dữ dội, khiến người bệnh rất đau đớn, không thể chịu đựng được cơn đau của viêm khớp cấp nên người ta thường gọi đó là vua của các bệnh. Vậy cách chữa trị thế nào cho có hiệu quả?

BSCK2-Doan-Thi-Huyen-Tran-tu-van-Co-cach-nao-lam-cham-thoai-hoa-khop_2

BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân - Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115 đã dành thời gian cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về bệnh gout như là: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, chế độ ăn uống và cách phòng ngừa.

Câu hỏi trên facebook của bạn đọc :

1. Buổi sáng ngủ dậy dậy bị chuột rút, phải làm sao?

FB Hoa Vu

Tôi năm nay 60 tuổi, buổi sáng ngủ dậy duỗi chân một cái đôi khi bi co cơ kiểu như bị chuột rút rất là đau. Có cách nào để tránh bị chuột rút như thế và bị như vậy nhiều lần có ảnh hưởng gì về sau không? Cám ơn bác sĩ.

BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân:

Ở tuổi 60, hệ thống mạch máu đã có những bệnh lý như suy tĩnh mạch chân, xơ vữa động mạch gây ra tình trạng thiếu máu nuôi cũng như chất lượng cơ không còn khỏe mạnh, mềm dẻo. Nếu một ngày đứng nhiều thì hậu quả là ban đêm cơ rất dễ bị co cứng, chưa kể khi ngủ để chân ở tư thế bất động, gập lại hoặc duỗi quá mức, khi cử động một cách đột ngột sẽ gây ra tình trạng co cứng cơ, đột ngột thiếu máu nuôi và xảy ra tình trạng vọp bẻ (chuột rút). Nếu bị nhiều lần cũng không nguy hiểm nhưng làm cho bệnh nhân đau và mất giấc ngủ, từ đó gây nên hệ lụy khác.

Vì vậy, lời khuyên cho cô là: khi đứng làm việc, tránh đứng quá lâu hoặc đi bộ quá nhiều, vận động quá mức, trước khi đi ngủ có thể co duỗi hai bàn chân nhẹ nhàng tập cho cơ tư thế mềm dẻo cũng như tránh cử động mạnh đột ngột, đặc biệt khi mới ngủ dậy. Hy vọng những lời khuyên có ích cho cô.

Một số nguyên nhân khác gây nên vọp bẻ như thiếu chất khoáng, canxi, magie, kali… tuy nhiên có một số bệnh nhân định lượng những chất trên không thiếu nhiều. Ở tuổi của cô, cô nên bổ sung thêm canxi hoặc magie thường không có hại mà cò tốt cho chất lượng xương.

2. Đau buốt từ hông tới đùi là dấu hiệu bệnh gì?

FB Ngô Liễu:

Cháu chào bác sĩ. Hiện tại mẹ cháu bị đau buốt từ hông tới đùi cảm giác đau buốt ở trong xương. Lúc đang đi đứng lại thì bị buốt. Giống như thay đổi tư thế đang nằm ngồi dậy cũng bị buốt. Ngày hôm qua mẹ cháu có đi tới phòng khám tiêm giảm đau trong ngày khỏi. Nhưng nửa đêm về sáng bị đau. Sáng hôm nay tiếp tục đi tiêm nhưng tình trạng không thấy giảm, vẫn thấy đau buốt. Cháu muốn hỏi mẹ cháu bị như vậy là bệnh gì và phương pháp điều trị như thế nào ạ?

BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân:

Câu hỏi của bạn chưa đầy đủ thông tin nhưng tôi xin giải đáp dựa trên những gì bạn cung cấp. Cảm giác đau buốt trong xương là không có vì xương rất ít khi bị bệnh, nếu có thì bệnh rất nguy hiểm. Theo mô tả, mẹ bạn đau buốt từ hông lan xuống đùi, xuống chân thì có thể bị đau thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa có thể do thoái hóa đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh hoặc do công việc của mẹ bạn thường xuyên đứng lâu, khom lưng hay xách nặng hoặc đi nhiều. Đặc điểm của bệnh này là giảm khi nghỉ ngơi và đau tăng khi đi lại, đó là lý do khi đi tiêm mẹ bạn giảm đau nhưng nếu tiếp tục đi lại nhiều sẽ khó duy trì được hiệu quả của giảm đau.

Nếu mẹ bạn thường xuyên đau nửa đêm hay gần sáng thì bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện có chuyên khoa Nội thần kinh, Ngoại thần kinh hoặc Cơ xương khớp để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh như thế nào và có lời tư vấn cụ thể nhất.

3. Còn trẻ mà khớp gối kêu lục cục, liệu có bình thường?

FB Mạnh Hùng

Chào BS. Tôi 32 tuổi, nam. Đã nhiều năm rồi, khi tôi lên xuống cầu thang, khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục nhưng không bị đau gì cả. Tiếng kêu to và rõ đến nỗi người nhà chỉ cần nghe tiếng lục cục này, chẳng cần nhìn cũng biết tôi đang đi cầu thang. Tôi vẫn làm việc và chơi thể thao bình thường (tập gym, đánh tennis…).

Xin hỏi BS có phải khớp gối kêu như thế là báo hiệu sẽ sớm bị các bệnh khớp của người già không? Có cách nào khắc phục tiếng kêu này hay phòng ngừa bệnh khớp nếu tôi có nguy cơ cao? Tôi có cần bổ sung chất gì không? Cảm ơn BS!

BS.CK2 Đoàn Thị Huyền Trân:

Tiếng kêu lục cục phụ thuộc vào cấu trúc mặt sụn và cơ địa của mỗi người, cũng giống như khi bẻ ngón tay hay lắc cổ phát ra tiếng kêu, điều đó không phải từ nguyên nhân gì nguy hiểm. Ngay cả ở những bệnh nhân lớn tuổi xuất hiện tiếng kêu lục cục ở khớp gối, nếu không gây đau thì cũng không cần điều trị. Chúng ta chỉ điều trị khi đau ở những tư thế gấp gối chịu lực như ngồi xổm, lên xuống cầu thang hoặc xách nặng.

Như vậy bạn cũng không cần phải lo tiếng kêu từ khớp gối là một bệnh lý nguy hiểm và cũng không cần phải uống thuốc để phòng ngừa hay phải điều trị.

Nhưng tôi khuyên bạn nên tiết kiệm khớp của mình: bạn không nên để cân nặng vượt quá hạn chuẩn, chơi những môn thể thao không nên quá lạm dụng những tư thế khớp gối phải chịu lực nhiều vì khi đó bạn khớp gối của bạn sẽ dùng được lâu hơn. Còn hiện tại bạn không cần phải lo lắng nhiều.

Nguồn: Alobacsi

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....