Bí mật về “ngày ấy” của đàn ông

Thứ Năm, 11/06/2020 06:30 AM (GMT+7)

Giống như phụ nữ, đàn ông cũng trải qua sự thay đổi về nội tiết tố. Mỗi ngày, một người đàn ông có nồng độ testosterone tăng vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều tối, mức testosterone thậm chí có thể thay đổi theo từng ngày.

 Sự thay đổi nội tiết tố này có thể gây ra các dấu hiệu giống như dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) ở phụ nữ bao gồm trầm cảm, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng. 

dan-ong

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thì ai cũng biết nhưng việc đàn ông cũng có một chu kỳ thì không phải ai cũng tỏ. Về cơ bản, chu kỳ và sự thay đổi khi này không có biểu hiện rõ nét như ở nữ giới đến tháng, nhưng nếu tinh ý vẫn có thể nhận biết được. Đó là dấu hiệu bất thường của đàn ông trong “ngày ấy”.

Thi thoảng đàn ông có những biểu hiện khác thường, có những lúc ngồi im lặng hàng giờ, có lúc căng thẳng không cười nói vui vẻ như mọi ngày, sẵn sàng cáu gắt khi ai nói đến, bỗng dưng ăn khỏe hơn hoặc lười nhác ngồi trước màn hình tivi cả buổi, dễ bị stress và có thể buồn mà không biết lý do, cảm xúc thất thường, mệt mỏi... Những lúc như thế, dường như quý chàng chẳng buồn màng đến nàng. Đó là những ngày phái mạnh trở nên yếu đuối. Người đàn ông bình thường nhất cũng trở nên khó hiểu trong những ngày này. Đối với người đàn ông vốn thuộc phái mạnh thì đây là những ngày u ám. Bởi chu kỳ của cơ thể đã khiến họ trở nên kém mạnh mẽ.

Nhiều người gọi những biểu hiện trên của đàn ông là hiện tượng thay đổi tâm lý trước thời kỳ “kinh nguyệt” nam giới. Còn các nhà khoa học giải thích đó là do tác động của hormon nam tính testosteron. Sự tăng giảm của testosteron tác động đến tâm lý cũng như sức khoẻ của nam giới. Ảnh hưởng của nó cũng gần giống với hiện tượng diễn ra ở nữ giới như khó tính, giảm sút năng lực và hoạt động tình dục. Sự trào dâng testosteron đi thẳng lên não. Vì thế, nó ảnh hưởng gần như trực tiếp đến tính khí của nam giới.

Đối với nữ giới, trước thời kỳ kinh nguyệt, họ có thể đoán biết được những tác động do hormon gây ra. Nhưng nam giới thì khác, hàm lượng testosteron ở đàn ông không chỉ nhạy cảm với những tác nhân trong cơ thể mà cả ngoài môi trường. Ở phụ nữ, sự ảnh hưởng này diễn ra từ từ, còn đàn ông không có biểu hiện rõ ràng nhưng thời kỳ này cũng giống như phụ nữ, bao gồm các hiện tượng khó chịu, đau đầu, đau lưng...

Tâm lý của phụ nữ đóng một vai trò đáng kể trong việc điều chỉnh trạng thái cảm xúc của nam giới. Điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quan hệ tình dục của vợ chồng. Chẳng hạn khi phụ nữ cảm thấy hưng phấn, bằng sự tác động của mình, họ có thể làm cho lượng testosteron trong cơ thể nam giới tăng cao. Vì vậy, để giữ lửa gia đình, chị em không nên căng thẳng và lo lắng nhiều, khi gặp chàng của mình có các biểu hiện thất thường thì nên động viên để chàng vượt qua và cân bằng cảm xúc nhanh nhất.

Dấu hiệu ngày đèn đỏ của đàn ông

Các dấu hiệu của IMS ở đàn ông tuy tương đối giống với dấu hiệu PMS ở phụ nữ nhưng lại không theo bất kỳ mô hình sinh lý nào giống như chu kỳ sinh sản ở phụ nữ. Điều này có nghĩa là những dấu hiệu này không xảy ra thường xuyên và định kỳ.

Các dấu hiệu của Hội chứng khó chịu ở nam giới (IMS) bao gồm:

Tự ti

Lo lắng

Mệt mỏi

Chán nản

Nhạy cảm

Tâm lý nóng nảy

Giảm ham muốn tình dục

Nhầm lẫn hoặc rối loạn tâm thần

Những dấu hiệu IMS có thể bắt nguồn từ tình trạng thiếu hụt hormone testosterone. Nếu các dấu hiệu này vẫn xảy ra thường xuyên, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và được điều trị.

Đàn ông ở độ tuổi trung niên có thể gặp các dấu hiệu trên khi mức testosterone tự nhiên trong cơ thể bắt đầu giảm. Tình trạng này thông thường được gọi là andropological, hay còn được gọi là mãn kinh nam.

Trong trường hợp ở đàn ông có máu được tìm thấy trong nước tiểu hoặc phân, đây không phải là dấu hiệu kinh nguyệt như ở phụ nữ mà thường là do ký sinh trùng hoặc nhiễm trùng. Bất kể tình trạng nào gặp phải, bạn cũng cần gặp bác sĩ để có kế hoạch chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách kiểm soát ngày đèn đỏ của đàn ông

Việc thực hiện các cách giúp duy trì hormone testosterone ở mức độ ổn định là mục tiêu chính để kiểm soát tình trạng này, các phương pháp có thể bao gồm:

Tập luyện thể dục đều đặn

Nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc

Hạn chế căng thẳng, tránh ôm đồm công việc

Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo tốt và carbohydrate

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...