Bí quyết để bà bầu giữ được vóc dáng trong thai kỳ

Chủ Nhật, 23/08/2020 02:29 PM (GMT+7)

Theo quan niệm xưa, phụ nữ khi mang bầu sẽ tăng cân nhanh chóng do nạp nhiều thực phẩm giàu năng lượng. Tuy nhiên, các bà bầu ngày nay vẫn có thể giữ được vóc dáng trong thai kỳ nếu xây dựng lối sống hợp lý.

ba-bau-dep

Chiến lược tăng cân

BSCKI Nguyễn Trọng Hùng, khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), chia sẻ: "Phụ nữ nên có chiến lược tăng cân trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của con mà không bị béo phì".

Cụ thể, những người nhẹ cân (chỉ số BMI nhỏ hơn 19.8), nên hạn chế mức tăng trọng lượng trong khoảng 13-18 kg. Người có cân nặng trung bình (BMI từ 19.8 đến 26), mức tăng cân hợp lý là 11-16 kg. Phụ nữ thừa cân (BMI lớn hơn 26), mức tăng tốt nhất là 7-11 kg.

BSCKI Nguyễn Trọng Hùng khuyên phụ nữ mang thai nên có chiến lược tăng cân hợp lý nếu muốn duy trì vóc dáng. Ảnh: Quốc Toàn.Theo bác sĩ này, phụ nữ mang thai cần tính toán lượng đồ ăn để đảm bảo tăng cân có kế hoạch. Dẫu vậy, việc làm này chỉ ở mức độ tương đối do rất khó xác định chính xác lượng thức ăn nạp vào. BS Hùng gợi ý các bà mẹ nên duy trì khoảng 2.000 calories/ngày trong 3 tháng đầu tiên và tăng thêm 200 calories/ngày ở 3 tháng cuối của thai kỳ.

Ăn, tập thế nào để mẹ và con đều khỏe?

Bác sĩ Nguyễn Trọng Hùng khuyến cáo: "Người mẹ nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính như thông thường. Ngoài việc giữ dáng, thói quen này giúp hạn chế tiểu đường khi mang thai".

Ngoài ra, để duy trì vóc dáng cân đối, huấn luyện viên Phương Thủy (Hà Nội) chia sẻ: "Các loại rau có màu xanh đậm như cần tây, măng tây, cải bó xôi, rau bina, cải kale, súp lơ... chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe thai nhi, hỗ trợ hệ tiêu hóa nhưng không gây tăng cân".

Để kiểm soát cân nặng, các bà bầu nên lựa chọn các loại hoa quả ít ngọt, nhiều vitamin như bưởi, cam, dưa hấu, cherry, dâu tây, việt quất...

Bên cạnh đó, phụ nữ mang bầu trong giai đoạn thai nghén thường thèm đồ ăn vặt, bánh kẹo, thức ăn nhanh. Thói quen này làm cân nặng tăng nhanh và rất khó kiểm soát.

Theo huấn luyện viên Phương Thủy, các bà mẹ nên hạn chế đồ ăn vặt không lành mạnh và thay thế bằng trái cây, sữa chua, chocolate hay các loại hạt.

Ngoài ra, để hạn chế ăn vặt, phụ nữ mang thai nên uống khoảng 2,5-3 lít nước/ngày. Uống đủ nước còn giúp các bà mẹ bổ sung nước ối, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Cuối cùng, phụ nữ khi mang thai nên xây dựng chế độ tập luyện trước và trong thai kỳ phù hợp với thể trạng của mình để tối ưu việc duy trì vóc dáng. Tập luyện đều đặn giúp cơ thể săn chắc, tăng sức khỏe trong suốt thời kỳ thai nghén và hỗ trợ quá trình sinh con dễ dàng.

Huấn luyện viên này khẳng định: "Việc tập luyện chăm chỉ là nền tảng để các bà mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh nhất".

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....