Bỏ túi ngay những bí quyết giúp giảm cơn đau bụng khi đến ngày đèn đỏ

Thứ Hai, 07/01/2019 07:03 PM (GMT+7)

Đau bụng khi đến kỳ đèn đỏ là triệu chứng mà bạn nữ nào khi đến tuổi dậy thì cũng bị. Những cơn đau bụng kinh rất khó chịu, cảm giác khiến cho các bạn nữ không muốn làm bất cứ điều gì.

Empty

Uống nước ấm, tránh xa đồ lạnh

Sử dụng nước ấm thay cho những đồ lạnh vào những ngày đèn đỏ là một điều rất cần thiết. Đặc biệt trong những ngày mùa hè nếu không muốn uống nước ấm thì cũng không nên sử dụng nước lạnh. Nước lạnh sẽ khiến cho việc tuần hoàn máu trong cơ thể bị chậm lại. Vì vậy mà máu kinh sẽ bị tắc khiến tử cung hoạt động nhiều hơn và kéo theo đó là những cơn đau dữ dội và vô cùng khó chịu.

Chính vì vậy, vào những ngày này các bạn nên ưu tiên uống nước ấm. Nước ấm sẽ giúp cơ thể dễ chịu, giúp máu lưu thông hiệu quả và giúp xoa dịu các cơn đau cho bạn hơn.

Không nên tắm quá lâu

Tắm là nguyên nhân dễ gây lạnh cơ thể, đặc biệt vào những ngày bạn đến kỳ đèn đỏ. Chính vì thế vào những ngày đèn đỏ thì bạn cần tắm nhanh và tắm bằng nước ấm để giảm đau tốt hơn. Ngoài ra các bạn cũng nên tranh thủ tắm sớm khi trời chưa quá lạnh, tuyệt đối không nên tắm khuya sẽ càng hại cơ thể đang yếu ớt.

Cẩn thận khi gội đầu

Gội đầu cũng gây nhiễm lạnh vào người nên bạn cần hạn chế gội đầu vào những ngày đến kỳ kinh. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bạn không được gội hoàn toàn. Bởi có nhiều bạn có kỳ kinh kinh kéo dài đến cả tuần nên không thể không gội.

Lúc này, nếu có gội đầu thì bạn lưu ý nên gội đầu nhanh, gội vào ban ngày tránh gội ban đêm và nên sử dụng nước ấm để gội. Đặc biệt, sau khi gội xong các bạn nên dùng khăn hoặc máy sấy làm khô tóc nhanh. Không nên dùng quạt máy sẽ khiến cơ thể lạnh thêm.

Giữ ấm cơ thể

Vào những ngày đèn đỏ, cơ thể của chúng ta thường yếu hơn bình thường nên sức chịu lạnh cũng bị giảm sút. Đặc biệt, khi thời tiết lạnh thì bạn cũng cần chú ý hơn về việc giữ ấm cơ thể. Khi đi ra ngoài bạn cũng nên mặc quần áo ấm, tối nên đi tất, đắp chăn cẩn thận để bảo vệ sức khỏe ngày đèn đỏ tốt hơn.

Empty

Chườm ấm

Ngoài các nguyên tắc trên, nếu bị đau bụng nhiều và kéo dài thì bạn cũng có thể áp dụng phương pháp chườm ấm bụng để máu lưu thông tốt. Nước ấm sẽ giúp tử cung giảm co thắt, từ đó cũng giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc dùng chai nước nóng để chườm ấm vài lần trong ngày. Việc này sẽ giúp cơ thể thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Massage bụng

Đây là cách được nhiều bạn nữ sử dụng khi đến kỳ kinh. Massage bằng tinh dầu sẽ giúp giảm đau bụng kinh. Các bạn nên áp dụng một số cách massage sau đây:

Các bạn thực hiện thao tác đặt lòng bàn tay lên vùng giữa bụng. Sau đó bắt đầu vẽ những vòng tròn lớn, hơi ấn tay nhẹ vào bụng. Thực hiện 30 lần.

Tiếp theo đặt ngón trỏ và ngón giữa của cả 2 bàn tay ngay trên rốn, ấn xuống bụng. Vẽ một hình trái tim, di chuyển lên trên, sang ngang và xuống dưới, kết thúc mỗi hình trái tim ngay bên dưới rốn. Sau đó, di chuyển ngón tay trở lại về vị trí ở phía trên. Thực hiện thao tác này lặp lại 20-30 lần.

Ngủ đủ và ngủ ngon

Chúng ta đều biết rằng giấc ngủ rất quan trọng với sức  khỏe mỗi người. Nhưng để có một giấc ngủ ngon trong những ngày đến kỳ kinh quả thực không dễ dàng. Các bạn có thể có một giấc ngủ không ngon vì đau bụng kinh, vì đau đầu, vì tâm trạng thay đổi thất thường… Lúc này bạn sẽ cảm thấy chiếc gối yêu thích của bạn bỗng trở nên khó chịu và tấm đệm giường như gồ ghê thêm mấy lần.

Để giảm bớt tình thế này trong những ngày đèn đỏ, các chuyên gia gợi ý bạn nên nằm ngủ theo tư thế bào thai như khi bạn còn trong bụng mẹ. Tư thế này sẽ giúp giãn cơ quanh bụng và giảm đau. Khi bạn ngủ theo tư thế này, hai chân bạn co lại và vì vậy, có thể giảm nguy cơ máu kinh bị rò rỉ ra ngoài.

Đây là những kinh nghiệm mà bất kỳ bạn nữ nào cũng nên bỏ túi cho bản thân mình. Với những kinh nghiệm bên trên chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết được cơn đau mỗi khi đến kỳ đèn đỏ. Chúc các bạn có sức khỏe tốt trong những ngày nhạy cảm này.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....