Các con đường lây truyền viêm gan siêu vi

Thứ Năm, 16/01/2020 10:30 AM (GMT+7)

Có nhiều con đường lây truyền viêm ga siêu vi. Tuy nhiên, 2 con đường chính là lây truyền

Viêm gan siêu vi là bệnh viêm gan do nhiều loại siêu vi trùng (virus) khác nhau gây ra.

Hiện có 6 loại siêu vi, được đặt tên lần lượt: A, B, C, D, E, G và hầu hết chúng đều gây viêm gan cấp tính. Tuy nhiên, viêm gan do siêu vi A và E thường tự khỏi, còn siêu vi B, C, D có thể diễn tiến kéo dài thành viêm gan mạn tính, rồi dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

Một số loại siêu vi khác cũng có thể gây viêm gan, như Cytomegalovirus (CMV), siêu vi Herpes, siêu vi Epstein-Barr... nhưng ảnh hưởng của chúng đối với gan thường không nghiêm trọng và ít gặp.

Đường lây truyền:

viemgan

Lây qua đường tiêu hóa 

Siêu vi viêm gan A: chủ yếu lây lan qua đường miệng do đồ ăn thức uống bị nhiễm siêu vi A. Siêu vi A tồn tại trong đường ruột, thải ra ngoài qua phân. 

Siêu vi viêm gan E: cũng là loại siêu vi lây qua đường tiêu hóa nhưng chủ yếu do các nguồn nước bị nhiễm siêu vi E.

Không lây qua đường tiêu hóa 

Siêu vi viêm gan B: Ở Việt Nam, đường lây truyền chủ yếu là từ mẹ bị nhiễm siêu vi B lây sang con trong lúc sinh và lây truyền giữa các trẻ với nhau.

Các con đường khác cũng làm lây lan bệnh: truyền máu, quan hệ tình dục (không dùng bao cao su); dùng chung vật dụng có thể dính máu như kim chích, kim châm cứu, kim xăm mình, bàn chải đánh răng, dao cạo râu... với người bị nhiễm siêu vi B.

Bệnh nhân có thể bị lây khi đi chữa răng, nội soi, làm những thủ thuật mà dụng cụ không bảo đảm vô trùng.

Siêu vi viêm gan C: lây truyền chủ yếu qua đường máu. Đường lây truyền khá quan trọng hiện nay là dùng chung kim và ống chích, thường gặp ở người tiêm chích ma túy. Bệnh còn có thể lây nhiễm qua da - niêm mạc như sử dụng chung kim châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu...

Lây nhiễm trong bệnh viện cũng đáng được quan tâm, do phẫu thuật hoặc các thủ thuật như nội soi, sinh thiết, chữa răng mà dụng cụ không đảm bảo tiệt trùng đầy đủ.

Siêu vi viêm gan D: là loại siêu vi chỉ được phát hiện ở bệnh nhân đã bị nhiễm siêu vi B trước đó, vì siêu vi D phải cần lớp vỏ bọc của siêu vi B mới có thể tồn tại và gây bệnh. Do vậy, cách lây truyền siêu vi D cũng tương tự như siêu vi B. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm siêu vi D rất thấp, do vậy người ta ít quan tâm đến tầm soát siêu vi D.

Phòng ngừa

Hiện nay, chỉ có viêm gan siêu vi A và B có vắc xin chủng ngừa. Các vắc xin này tương đối an toàn và rất hiệu quả. 

Đối với các bệnh lây qua đường ăn uống như viêm gan siêu vi A và E, để phòng ngừa cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn sạch uống sôi, vệ sinh từ khâu chế biến thực phẩm, chọn lựa nơi ăn uống bên ngoài đảm bảo vệ sinh.

Đối với bệnh viêm gan siêu vi B, C, D... nên tránh tiếp xúc với máu và các loại dịch từ cơ thể người bệnh, không sử dụng chung kim tiêm, các vật dụng cá nhân có thể gây trầy xước da - niêm mạc như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kềm cắt móng tay... Nên sử dụng bao cao su để phòng tránh lây lan qua đường tình dục.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....