Các cột mốc khám thai định kỳ quan trọng - mẹ bầu cần nắm chắc

Thứ Hai, 08/08/2022 05:06 PM (GMT+7)

Làm mẹ là sứ mệnh thiêng liêng, cao cả của người phụ nữ. Bất cứ thai phụ nào cũng mong muốn con cái mình sinh ra khoẻ mạnh, lành lặn, phát triển bình thường. Việc khám thai định kỳ ngày càng trở nên thiết yếu bởi những lợi ích chúng đem lại cho bản thân sản phụ, thai nhi và cả xã hội.

Tại sao cần khám thai định kỳ ?

Khám thai định kỳ là một việc làm mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải thực hiện đầy đủ. Bởi thông qua việc khám thai định kỳ sẽ giúp các bác sĩ có thể theo dõi được toàn bộ sự phát triển của cả mẹ và bé, đồng thời giúp phát hiện sớm những bất thưởng của thai nhi (nếu có) và có biện pháp xử lú kịp thời, ngăn chặn các yếu tố bấy lợi ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và con.

Ngoài ra khi thực hiện khám thai định kỳ, mẹ bầu còn được các bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày,  nên ăn gì, tránh những thực phẩm nào,chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Từ đó, giúp mẹ bầu có sức khoẻ đảm bảo và giúp thai nhi phát triển một cách tốt nhất.

Khám thai bao nhiêu lần là đủ ?

Đây là thắc mắc chung của rất nhiều sản phụ. Theo Bộ Y Tế, trong quá trình nang thai, mẹ bầu cần phải đi khám thai ít nhất 3 lần vào : 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, số lần khám đầy đủ của một thai kỳ bình thường phải là 8 lần. Còn những trường hợp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thì số lần khám thai sẽ nhiều hơn, tuỳ thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Các cột mốc khám thai định kỳ quan trọng

image_6483441 (10)

1.Lần khám thai đầu tiên (5-8 tuần đầu)

- Mục đích: Xác định chắc chắn có thai hay không, và vị trí làm tổ của thai

- Xét nghiệm cần thực hiện:

Xác định chỉ số BMI: đánh giá bạn có bị thừa cân, béo phì hay không

Đo huyết áp: xác định có bị huyết áp cao, nguy cơ tiền sản giật hay không

Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra nồng độ hormoon thai kỳ (hCG) nhằm xác định sự phát triển của thai nhi

Siêu âm: kiểm tra vị trí, tuổi của thai nhi nhằm phát hiện các bất thường

Xác định ngày dự kiến sinh và tính tuổi thai dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối

Xét nghiệm máu: nhằm kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vacxin (kháng thể bệnh sởi, bệnh thuỷ đậu, giang mai, viêm gan B, HIV/AIDS)

2.Lần khám thai thứ hai ( thai nhi khoảng 8 tuần tuổi)

- Mục đích: Kiểm tra toàn diện hơn, bác sĩ sẽ siêu âm xác định tim thai, các vấn đề của phôi thai, nếu trong lần đầu đi khám, cái thai quá nhỏ bác sĩ chưa xác định được.

- Xét nghiệm: các xét nghiệm cơ bản giống lần một

3. Lần khám thai thứ ba (Thời gian: tuần thai từ tuần 10 - tuần 13 )

- Mục đích: Kiểm tra các dị tật ở thai nhi

- Xét nghiệm:

· Xét nghiệm xác định có nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền, hồng cầu bị vỡ sớm dẫn đến thiếu oxy hay không.

· Xét nghiệm nhịp tim của thai nhi

· Siêu âm kiểm tra dị dạng chi

· Siêu âm kiểm tra thoát vị cơ hoành

· Siêu âm đo độ mờ da gáy: nhằm đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi.

4. Lần khám thai thứ tư (Thai nhi từ 14 - 16 tuần tuổi)

- Mục đích: kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các nguy cơ về dị tật bẩm sinh

- Xét nghiệm: các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thông thường như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, ...

5.Lần khám thai thứ năm (Khi thai nhi được 16 - 20 tuần tuổi)

- Mục đích: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn.

- Xét nghiệm:

· Chỉ số BMI

· Kiểm tra huyết áp

· Khám thai: kiểm tra nhịp tim và đo tử cung tính bằng tuổi thai

· Xét nghiệm nước tiểu: kiểm tra nồng độ đường máu, protein để tầm soát dấu hiệu của đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật

· Siêu âm: kiểm tra sự phát triển của thai nhi và phát hiện các bất thường về lượng nước ối

· Chọc ối: xét nghiệm được thực hiện khi bác sĩ phát hiện có bất thường liên quan đến các dị tật của thai nhi. Thời gian làm xét nghiệm thích hợp từ tuần 15 đến tuần 18.

· Xét nghiệmgiúp phát hiện các dị tật ống thần kinh, các rối loạn về gen

6. Lần khám thai thứ 6 ( thai nhi từ 20 - 24 tuần tuổi)

- Mục đích: kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.

- Xét nghiệm: Tương tự lần khám thứ 5

 Nếu kiểm tra thấy các bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đình chỉ thai nghén. Việc làm này nên được thực hiện trước tuần thứ 24 của thai kỳ

7. Lần khám thứ 7 (thai nhi từ 24 tuần - 27 tuần 6 ngày)

- Mục đích: Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi

- Xét nghiêm: Tương tự lần khám thai thứ 5, bổ sung thêm xét nghiệm mái để xác định sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi.

8. Lần khám thai thứ 8 (Thời gian: Thai nhi từ 28 - 36 tuần tuổi)

- Mục đích: Kiểm tra ngôi thai, sự phát triển của thai, và tiêm phòng cuống rốn

- Xét nghiệm:

· Xét nghiệm máu

· Xét nghiệm nước tiểu

· Siêu âm thai: nhằm xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai, kiểm tra cổ tử cung xem có dấu hiệu sắp sinh hay chưa

· Tiêm phòng uốn ván cuống rốn: Tiêm phòng 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng để phòng bệnh uốn ván cho bé

· Xét nghiệm Non - stress (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không

Tóm lại, khám thai định kỳ đem đến nhiều lợi ích cho mẹ bầu: giúp mẹ bầu theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện được các bất thường (nếu có) và được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho mẹ và bé v.v... Chính vì vậy, để "mẹ tròn con vuông", để chào đón thiên thần nhỏ xinh đẹp của mình, mỗi sản phụ nên lưu ý và đừng bỏ quên các mốc khám thai định kỳ.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....