Các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở trẻ gái

Chủ Nhật, 25/12/2022 07:09 AM (GMT+7)

Thông thường, tuổi dậy thì bắt đầu từ 8 đến 13 tuổi ở các bé gái. Tuy nhiên, độ tuổi dậy thì ở mỗi người là khác nhau. Vậy, tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào? Độ tuổi kết thúc dậy thì là bao nhiêu? Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ là gì?

Không có độ tuổi nhất định xác định thời điểm mà cơ thể của tất cả các bé gái ngừng diễn ra những bước tiến nhảy vọt liên quan đến sự phát triển của tuổi dậy thì. Nhưng có một số điều mà bạn cần chú ý. Quá trình dậy thì có thể kéo dài từ 2-5 năm, trung bình là 4 năm hoặc cho đến khi trẻ được 16 tuổi. Nhưng mọi đứa trẻ đều không giống nhau. Một số trẻ phải trải qua giai đoạn dậy thì đến năm 20 tuổi để tất cả những thay đổi diễn ra. 

Các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ

Không có một bài kiểm tra kỳ diệu nào mà các bé gái có thể thực hiện để xác định xem bản thân đã phát triển xong giai đoạn dậy thì hay chưa, nhưng có một số dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ điển hình. Khi hoàn thành giai đoạn dậy thì, các bé gái sẽ đạt được sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ về mặt tinh thần rất khó nhận diện. Bạn có thể quan sát các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ về mặt thể chất dưới đây để biết tuổi dậy thì kết thúc khi nào: 

- Ngực phát triển đầy đặn: Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ đầu tiên phải kể đến là sự phát triển tối đa của ngực. Sau khoảng 4 năm trải qua giai đoạn dậy thì, ngực của bé gái sẽ trở nên giống người lớn vì đã đạt đến kích thước và hình dạng giống hoặc gần giống với người trưởng thành. Mặc dù ngực có thể ngừng phát triển vào thời điểm này, nhưng vẫn có thể tiếp tục phát triển với tốc độ chậm trong vài năm nữa. Những bé gái khi kết thúc tuổi dậy thì có thể tự cảm nhận được điều này. Sự phát triển của ngực thường là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở bé gái. Trong giai đoạn dậy thì, những nốt sần dưới núm vú sẽ bắt đầu nổi lên. Khi những nốt sần này lớn lên sẽ hình thành bầu ngực được tạo thành từ các tuyến vú và các mô mỡ. Ngực sẽ có kích thước khác nhau tùy thuộc vào cân nặng và di truyền. Điều quan trọng là cần phải hiểu được những điều sau đây là bình thường:

       + Có một bên ngực lớn hơn bên kia một chút

      + Đôi khi ngực bị đau hoặc mềm, đặc biệt là vào khoảng thời gian nổi những nốt sần hoặc có lông quanh núm vú.

Ngực bắt đầu phát triển từ khi chỉ mới khoảng 8 tuổi và có thể tiếp tục cho đến khi khoảng 18 tuổi. Sau tuổi dậy thì, mô ngực tiếp tục thay đổi và đáp ứng với các hormone trong suốt cuộc đời của nữ giới bao gồm trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú và mãn kinh. 

- Đạt đến chiều cao nhất định: Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ mà bạn có thể quan sát dễ dàng là đặc điểm chiều cao của bé gái. Khi kết thúc tuổi dậy thì, trẻ đạt đến sự trưởng thành toàn diện về thể chất, bao gồm cả chiều cao tối đa khi trưởng thành. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ là các bé ngừng phát triển chiều cao sau khi đã đạt chiều cao tối đa. Vậy, làm thế nào để biết khi nào trẻ phát triển xong và khi nào bé ngừng phát triển chiều cao? Các bé gái có xu hướng trải qua một giai đoạn tăng trưởng vượt bậc đạt đến chiều cao trưởng thành ở tuổi thiếu niên, khi kết thúc tuổi dậy thì. Hầu hết bé gái đạt được chiều cao tối đa từ 1 – 2 năm sau kỳ kinh đầu tiên hoặc vào năm 16 tuổi. Bạn có thể để ý đặc điểm là sự tăng trưởng của các bé đã chậm lại đáng kể trong 1-2 năm qua, và sau đó, chiều cao của các bé sẽ ngừng tăng trưởng.

nhung-dau-hieu-cho-biet-ket-thuc-giai-doan-day-thi-o-tre-2_800x400

- Một số dấu hiệu khác: 

     + Cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ và hoàn thiện

     + Các chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng trở nên đều đặn sau 6 tháng đến 2 năm

     + Lông dưới cánh tay đã mọc đầy đủ

     + Lông mu rõ nét và vùng lông mu có hình tam giác ngược

     + Các bé có những đường nét cơ thể trông giống người lớn hơn: Hông, đùi và mông đầy đặn và tròn trịa hơn. Các bé cũng có thể đã mất đi một số đặc điểm “trẻ thơ” hơn, chẳng hạn như khuôn mặt bầu bĩnh.

Như vậy, bạn đã biết được các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ. Tiếp theo đây, cùng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dậy thì ở nữ giới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tuổi dậy thì ở nữ

Khi những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ đã không còn là nỗi băn khoăn, thì những yếu tố tác động đến tốc độ dậy thì của các bé gái lại được quan tâm hàng đầu. Nội tiết tố không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tuổi dậy thì. Mọi thứ từ yếu tố di truyền đến chế độ ăn uống, vận động hay bệnh tật đều có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình dậy thì của các bé. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dậy thì ở các bé gái:

- Dinh dưỡng và cân nặng: Những gì trẻ ăn đóng góp một phần vào việc cơ thể bé phát triển tốt như thế nào. Vì vậy, nếu trẻ không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc bị suy dinh dưỡng, các bé có thể không phát triển như các bạn cùng tuổi. Thừa cân hoặc có lượng mỡ cơ thể trên mức trung bình có thể khiến bé gái dậy thì sớm hơn. Ngược lại, thiếu cân hoặc có quá ít chất béo trong cơ thể (thường xảy ra đối với trẻ em hoạt động nhiều hoặc vận động viên nhỏ tuổi) có thể làm chậm quá trình dậy thì.

- Yếu tố di truyền: Trẻ em thừa hưởng một phần chiều cao từ cha mẹ. Ngoài ra, một số tình trạng di truyền – chẳng hạn như hội chứng Down và hội chứng Marfan – thường gây ra tầm vóc thấp hơn hoặc cao hơn tương ứng.

- Các vấn đề liên quan đến hormone: Cả 2 tuyến giáp và tuyến yên chịu trách nhiệm điều chỉnh các hormone liên quan đến sự khởi đầu của tuổi dậy thì. Nếu nồng độ tuyến giáp của bé gái thấp hoặc tuyến yên không hoạt động bình thường, các tuyến này có thể không giải phóng các hormone cần thiết để bắt đầu quá trình dậy thì (hoặc có thể không tạo ra đủ hormone để sự tăng trưởng diễn ra đáng kể).

- Bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính, như viêm khớp vị thành niên, xơ nang và tiểu đường, cũng được biết đến là nguyên nhân làm chậm sự phát triển ở trẻ dậy thì. Bệnh viêm ruột (IBD) cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển vì nhiều lý do.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....