789

Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cần nhớ

Thứ Ba, 22/10/2019 08:51 PM (GMT+7)

Dù là tiêm chủng dịch vụ hay tiêm phòng tại phường thì việc ghi nhớ thông về lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cũng nên thực hiện đầy đủ nhé. Nếu quên các mẹ có thể tham khảo lịch tiêm chủng mở rộng tại phường nơi mình cư ngụ gần nhất hoặc tra cứu theo thông tin sau:

tiem-phong-cho-tre-so-sinh

Vắc-xin hoạt động như thế nào?

Khi vi trùng hoặc virut xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công và tự phát tán khắp nơi. Cuộc xâm lược của các vi khuẩn làm bé bị bệnh. Khi đó, hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoạt động để chống lại các virut gây bệnh. Một khi cơ thể đẩy lùi được virut gây bệnh, cơ thể bạn sẽ tạo ra tế bào nhận biết và chống lại bệnh tật trong tương lai. Vắc-xin cũng hoạt động trên cơ chế tương tự như vậy.

Vắc-xin giúp tăng cuờng hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách bắt chước cơ chế của “nhiễm trùng”, nhưng không gây bệnh cho bé. Nó chỉ làm hệ miễn dịch phát triển các phản ứng tương ứng để có thể nhận biết và ngăn ngừa bệnh. Do đó, sau khi tiêm phòng, một số bé có thể hơi sốt nhẹ. Triệu chứng này khá bình thường. Mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Vì sao cần nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh?

Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho bé sơ sinh sẽ kích thích sự phát triển của hệ thống miễn dịch của bé, giúp ngăn ngừa và hạn chế khả năng lây nhiễm của nhiều tác nhân gây bệnh.

Theo các chuyên gia, so với một số tác dụng phụ của tiêm chủng không mong muốn, mức độ rủi ro khi không khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vượt xa rất nhiều lần. Vì thế, tiêm phòng là cách đơn giản và hiệu quả nhất bảo vệ bé cưng khỏi nguy cơ tử vong, tàn tật và những biến chứng nguy hiểm của nhiều loại bệnh trẻ em nguy hiểm.

Dù là tiêm chủng dịch vụ hay tiêm phòng tại phường thì việc ghi nhớ thông về lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cũng nên thực hiện đầy đủ nhé. Nếu quên các mẹ có thể tham khảo lịch tiêm chủng mở rộng tại phường nơi mình cư ngụ gần nhất hoặc tra cứu theo thông tin sau:

Các mũi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ cần nhớ

Sau khi sinh: Trong vòng 24 giờ sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm phòng viêm gan siêu vi B.

Dưới 1 tháng tuổi: Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi

Những mũi tiêm cho trẻ 2 đến 6 tháng tuổi

Tiêm phòng Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 1,2,3

Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4

Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3

Vắc-xin Rotavirut: ngăn ngừa Rota virut gây bệnh tiêu chảy

6-11 tháng tuổi: Tiêm phòng cúm

 Các tiêm phòng cho bé 12 tháng đến 15 tháng tuổi:

Viêm não Nhật Bản B

Thủy đậu

Sởi, quai bị, Rubella

Viêm gan A mũi 1

16-23 tháng tuổi:

Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4

Hib mũi 4

Viêm gan B mũi 4

Viêm gan A mũi 2

Các mũi tiêm phòng cho bé trên 2 tuổi (24 tháng)

Phòng Viêm màng não mô cầu A+C

Viêm não Nhật Bản mũi 3

Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu

Tiêm phòng thương hàn, tã

Trên 9 tuổi: Chủng ngừa HPV: ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.

Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Không nên cho bé ăn quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Mang theo sổ khám bệnh và thông báo trước cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, dị tật bẩm sinh, tiền sử dị ứng, nhất là phản ứng của bé với những lần tiêm phòng khác.

Các loại vắc-xin sống như lao, thủy đậu… nên tiêm phòng cách nhau ít nhất 4 tuần.

Nếu bỏ lỡ lịch tiêm phòng cho bé thì sao?

Nếu bé bị lỡ lịch tiêm phòng do bị bệnh hay lý do khác, bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn nên đến để bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi từ lần bạn bỏ lỡ và cho bé tiêm phòng bổ sung.

Có lúc nào bé không nên tiêm phòng?

Có. Mặc dù những lúc bé sốt nhẹ hoặc cảm lạnh thường vẫn an toàn và có hiệu quả khi tiêm phòng, nhưng trong những trường hợp sau thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước  khi tiêm phòng:

•    Sốt cao hay có triệu chứng bắt đầu bệnh

•    Rối loạn hoặc thiếu hụt miễn dịch hoặc đang dùng thuốc có tác động đến hệ miễn dịch

•    Động kinh

•    Co giật nhưng không sốt

•    Đang uống steroids liều cao hơn hai tuần trong ba tháng gần đây

•    Có phản ứng mạnh trong lần tiêm ngừa trước, như thân nhiệt hơn 40 độ, co giật, khóc không nguôi, hoặc suy sụp sức khỏe.

Nếu bé của bạn sinh thiếu tháng?

Bé sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân (nhẹ hơn 2.5kg) nên theo đúng lịch tiêm phòng như trẻ đủ tháng, nếu bác sỹ không có lời khuyên nào khác.

Duyen

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...