Làm gì sau khi trẻ tiêm phòng về bị sốt?

Thứ Ba, 01/01/2019 02:53 PM (GMT+7)

Tiêm chủng là một trong những hoạt động quan trọng và cần thiết mà trẻ nhỏ bắt buộc phải thực hiện để phòng ngừa các bệnh dịch có tính chất nguy hiểm. Một tình trạng xảy ra rất phổ biến sau khi thực hiện các mũi tiêm này đó là bé sốt. Vậy khi trẻ nhỏ sốt cha mẹ nên làm gì?

Empty

Nguyên nhân gì khiến trẻ sau khi tiêm phòng bị sốt?

Sau các mũi tiêm chủng, hiện tượng trẻ đau, sốt, quấy khóc là chuyện thường gặp và cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên do trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa thể bày tỏ rõ những cảm giác đau, sốt thành lời nói nên sau khi tiêm, cả nhà cần quan tâm đến các phản ứng của trẻ. Đồng thời lên kế hoạch ứng phó với những bất thường có thể xảy ra.

Giải thích nguyên nhân của hiện tượng này, các bác sĩ chuyên khoa nói rằng do khi đưa vắc-xin vào người, nó sẽ gây phản ứng đầu tiên là sưng tại chỗ, sau đó là gây sốt. Vì cơ thể nhận diện vắc-xin như một tác nhân lạ và phản ứng lại để chống nhiễm trùng. Khi trẻ sốt, cùng với việc cơ thể khó chịu và vết sưng đau do tiêm nên bé sẽ quấy khóc, bỏ bú.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng nói rằng, phản ứng sốt và quấy khóc không xảy ra ngay sau khi tiêm mà thường sau một vài tiếng. Thông thường, trẻ chỉ bị sốt nhẹ, tuy nhiên cũng có rất nhiều các trường hợp sốt cao trên 39 độ kèm tình trạng vật vã, bỏ bú. Các biểu hiện này nhìn khiến bé quấy khóc và nhìn có vẻ rất khó chịu nhưng thức chất lại chỉ diễn ra trong khoảng từ 1 đến 2 ngày mà không cần biện pháp hỗ trợ nào.

Một số trẻ từ 3-6 tháng tuổi sau khi tiêm phòng cũng thường rên la vì đau nhức. Song đây cũng chỉ là một trong những phản ứng phụ của tiêm phòng và có thể tự hết vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng.

Giảm đau cho trẻ bằng cách nào?

Empty

Vẫn biết quấy khóc, sốt, khó chịu ở trẻ sau tiêm chủng là điều bình thường nhưng để tránh cho bé cảm thấy quá mệt mỏi, mẹ cũng nên áp dụng những biện pháp đơn giản giúp giảm đau hiệu quả bao gồm:

- Sau khi tiêm nếu vết tiêm sưng và khiến trẻ đau nhiều, mẹ có thể bọc viên đá vào khăn xô sạch rồi nhẹ nhàng chườm lên vết tiêm cho trẻ. Thực hiện liên tục một vài lần có thể sẽ khiến bé thoải mái và dịu đi vết đau. Đừng quên rửa tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn cho bé qua vết tiêm nhé!

- Ngoài ra, với những trẻ vẫn còn bú mẹ, hãy cố gắng cho trẻ ti nhiều hơn bình thường vì sốt sẽ khiến bé mất nước. Ngoài ra việc ngậm ti mẹ sẽ khiến bé cảm thấy thư giãn, thoải mái và quên đi vết đau đấy!

- Khi trẻ sốt cao hơn 38,5 độ, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm thuốc giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên hãy tham khảo cách dùng, liều lượng của các bác sĩ.

- Ngoài ra, sau khi tiêm, vì sốt liên tục nên bạn nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, tránh mặc quần áo bó gây cảm giác bí bách, khó chịu.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp với những biểu hiện sau sau tiêm, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay.

- Trẻ sốt cao từ 39 độ C trở lên.

- Người ốm yếu, sắc mặt nhợt nhạt, môi tím tái, co giật

- Trẻ rơi vào trạng thái mơ hồ, li bì,…

- Khóc liên tục trong hơn 3 giờ đồng hồ.

- Nôn mửa, đại tiện ra máu.

- Xuất hiện phát ban và sốt quá 48 giờ.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....