Các xét nghiệm lao được thực hiện như thế nào?

Thứ Tư, 21/09/2022 11:53 PM (GMT+7)

Có rất nhiều xét nghiệm lao được sử dụng để chẩn đoán bệnh lao, tùy thuộc đối tượng đang được nhân định mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh. Chính vì thế, việc lựa chọn thực hiện xét nghiệm nào là tùy thuộc vào quyết định và thăm khám của bác sĩ.

Trường hợp nào được chỉ định xét nghiệm lao phổi?

Để bệnh nhân được điều trị kịp thời cũng như ngăn chặn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, một số đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn dạng tiềm ẩn cần nên  được thực hiện xét nghiệm lao phổi thường xuyên, bao gồm:

- Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân (nhân viên y tế, người thân của bệnh nhân, người chăm sóc,...).

- Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có tiếp xúc với người đang mắc hoặc có nghi ngờ nhiễm lao.

- Các trường hợp có bất thường trên X-quang phổi đều cần xem xét phát hiện lao phổi.

- Thể trạng hệ miễn dịch suy yếu: bệnh nhân HIV/AIDS, người cao tuổi, đối tượng sử dụng ma túy.

- Môi trường công việc tiềm ẩn mầm bệnh: bệnh viện, viện dưỡng lão, công nhân vệ sinh môi trường,…

- Những người nghi ngờ lao phổi: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.

hinh-1-1494408781

Các xét nghiệm lao được thực hiện như thế nào?

  • Xét nghiệm chẩn đoán lao phổi

Bác sĩ sẽ nghi ngờ vi trùng lao gây bệnh lao tại phổi – cơ quan thường gặp nhất – là khi người bệnh đi khám vì các triệu chứng hô hấp kéo dài. Việc chẩn đoán lao phổi đầu tiên là dựa vào phim chụp X-quang ngực để tìm kiếm những tổn thương trong nhu mô phổi có gợi ý do vi trùng lao gây ra.

Tất cả những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đều cần thực hiện xét nghiệm dịch đờm dãi để tìm vi khuẩn. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm 2 mẫu đờm tại chỗ, thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 phải cách nhau ít nhất là 2 giờ. Trước khi lấy mẫu đờm, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cẩn thận cách lấy. Nếu không thể khạc đờm, người bệnh sẽ được xét nghiệm bằng dịch dạ dày vào buổi sáng.

20200110_011303_766898_dom90.max-1800x1800

Những xét nghiệm này rất quan trọng trong việc giúp xác định chẩn đoán, quyết định phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh cũng như lập kế hoạch phòng chống lây nhiễm cho gia đình người bệnh và cộng đồng.

  • Xét nghiệm chẩn đoán lao ngoài phổi

Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để xác nhận khi có nghi ngờ lao ngoài phổi, như lao màng phổi, lao màng tim, lao màng não, lao xương khớp và các tạng trong ổ bụng, cơ quan sinh sản.

Những xét nghiệm này bao gồm:

- Xét nghiệm máu.

- Chụp hình cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ hoặc siêu âm phần cơ thể bị ảnh hưởng.

- Xét nghiệm nước tiểu

- Sinh thiết để lấy một mẫu mô nhỏ hoặc bệnh phẩm lấy từ cơ quan bị ảnh hưởng và xét nghiệm tìm vi khuẩn lao.

- Nội soi kiểm tra các khoang bên trong cơ thể bằng một ống dài, mỏng với nguồn ánh sáng và máy thu hình gắn ở đầu ống. Ống nội soi có thể được đưa vào qua một lỗ mở tự nhiên như miệng hay hậu môn hoặc qua một vết cắt nhỏ trên thành bụng.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....