Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

Thứ Hai, 20/02/2023 09:39 AM (GMT+7)

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ gồm dinh dưỡng 32%, môi trường 25%, di truyền 23%, rèn luyện 20%.

chiều cao

Gene: đóng vai trò quan trọng. Rối loạn về nhiễm sắc thể hay gene, như hội chứng Down do bất thường nhiễm sắc thể gây chậm phát triển ở trẻ (có thể ở một hay nhiều khía cạnh như chậm tăng trưởng, vận động, tâm thần…).

Gene của bố/mẹ hoặc cả hai cùng thấp. Theo các khảo sát, con có cha mẹ có tầm vóc thấp thì khoảng 23% trẻ cũng có tầm vóc thấp, chiều cao thấp do gia đình di truyền, một tỉ lệ đáng kể trẻ nhóm này thường chậm dậy thì và có xu hướng phát triển chiều cao tương đương với cha mẹ của chúng.

Bệnh lý nội tiết: liên quan đến sự thiếu hụt hay thừa hormone nào đó mà ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ trong thời kỳ nhũ nhi hay lúc dậy thì, ví dụ như thiếu hormone tăng trưởng, suy giáp, hội chứng Turner, hội chứng Cushing, hội chứng Down, hội chứng Prader-Willi.

Bất thường về xương: có hơn 50 bệnh về xương ảnh hưởng đến chiều cao và tăng trưởng, trong đó có nhiều bệnh do di truyền.

Dậy thì sớm: (trẻ nữ dậy thì trước 8 tuổi, trẻ nam dậy thì trước 10 tuổi): Ban đầu trẻ cao so với trẻ cùng tuổi, nhưng do quá trình trưởng thành xương nhanh chóng, đóng xương sớm và gây chiều cao trưởng thành thấp.

Cho đến nay, khó can thiệp nhất là các bệnh lý về nội tiết - di truyền gồm bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn hormone, thiếu hormone tăng trưởng.

Môi trường: gây chậm tăng trưởng của trẻ xảy ra trước hoặc sau khi sinh, ví dụ như tình trạng mẹ bị suy dinh dưỡng hay nhiễm độc, mắc bệnh... Trẻ có thể bị phơi nhiễm với nhiều yếu tố nguy cơ từ môi trường và từ đó tạo thành vòng xoắn tác động lên sự tăng trưởng của trẻ, càng làm cho trẻ chậm tăng trưởng với mức độ trầm trọng hơn.

Bệnh thực thể: đặc biệt một số bệnh lý như thận, tim, đường tiêu hóa, phổi, xương, nội tiết làm cho trẻ chậm tăng trưởng. Những trẻ này có biểu hiện của chậm tăng trưởng đồng thời có bệnh lý kèm theo. Tuy nhiên chậm tăng trưởng là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

Nhìn chung gồm các bệnh lý mãn tính ảnh hưởng đến việc nạp đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Các bệnh lý bẩm sinh của tế bào trong quá trình mang thai, hạn chế phát triển trong tử cung.

Suy dinh dưỡng: là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng không bắt kịp tăng trưởng. Suy dinh dưỡng ngăn cản trẻ phát triển chiều cao tối ưu. 

chiều cao 1

Ngay cả khi trẻ bị chậm tăng trưởng do các nguyên nhân là bệnh lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng cũng giúp trẻ có chiều cao trưởng thành tốt nhất có thể.

Có một số rối loạn tăng trưởng là vô căn, có nghĩa là không xác định được nguyên nhân gây ra vấn đề tăng trưởng.

Tuy nhiên, những trẻ chậm tăng trưởng bắt buộc phải kiểm tra để loại trừ hết các nguyên nhân bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ để cho thuốc kịp thời, đồng thời hỗ trợ dinh dưỡng cho sự phát triển tối ưu nhất mà trẻ có thể đạt được.

Phạm Văn Thắng

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....