Cách cấp cứu bà bầu say nắng mùa hè

Thứ Sáu, 26/04/2019 03:43 PM (GMT+7)

Nắng nóng không chỉ là kẻ thủ của người bình thường mà còn là nỗi ám ảnh của các bà bầu. Làm gì nếu gặp trường hợp bà bầu bị say nắng?

Trên Eva, Ths. Bs Nguyễn Hùng Sơn – Trưởng khoa D3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nắng nóng kéo dài khiến các mẹ bầu không những mệt mỏi mà còn có nguy cơ mất nước, cảm nắng… ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

Theo tiết lộ của BS Sơn, những ngày nắng nóng trên 40 độ, việc cấp cứu cho những bà bầu say nắng tương đối phổ biến ở bệnh viện Phụ sản. Lý giải về tình trạng này, theo BS Sơn, những ngày nắng nóng, cơ thể bà bầu bị đào thải mất nhiều nước, nhiều muối khoáng. Bởi vậy, bà bầu cần hết sức chú ý đến việc cung cấp thêm nước, muối khoáng, vi chất.

babausaynang

Trong một bài đăng trên Eva, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Minh Sơn (Phòng khám Sản phụ khoa Thịnh An, Hà Nội) cho biết, phụ nữ mang thai bị say nắng, say nóng nếu không cấp cứu kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Cơ thể người phụ nữ mang thai thường nhạy cảm hơn, thân nhiệt cũng cao hơn so với người bình thường. Vì thế khi bị say nắng, say nóng, người mang thai thường sẽ bị nặng hơn những người không mang thai và tính chất nguy hiểm cũng tăng lên.

Khi thai phụ bị say nắng hay say nóng, cần đưa thai phụ vào chỗ thoáng mát, dùng quạt mát làm giảm thân nhiệt.

Tiếp đó, đặt thai phụ nằm ngửa (lưu ý chỉ khi thai còn bé), khi bụng thai phụ đã to thì cần để thai phụ nằm nghiêng về bên trái vì nếu lúc này đặt thai phụ nằm ngửa thì sẽ làm thai phụ khó thở hơn vì bị thai nhi chèn ép, sau đó gác chân lên cao.

Cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước lạnh có pha muối, tốt nhất là cho uống dung dịch oresol hoặc các loại nước trái cây như nước chanh, nước cam, nước chè tươi, cà phê, nước rau muống luộc...

Dùng khăn hay quần áo thấm nước đá chườm lạnh khắp người cho thai phụ, nhất là ở khu vực cổ, nách, háng.

Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay thai phụ đến bệnh viện nơi gần nhất để các bác sĩ xử lí, dù thai phụ có dấu hiệu tỉnh lại. Sau đó, cần theo dõi, chăm sóc y tế cho đến khi cả thai phụ và thai nhi hoàn toàn trở lại bình thường.

Lan Anh

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....