Cách chăm sóc sức khỏe cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Thứ Sáu, 18/01/2019 11:42 AM (GMT+7)

Thể trạng và sức khỏe của phụ nữ có rất nhiều thay đổi khi mang thai. Vì thế, việc chăm sóc sức khỏe của thai phụ trong suốt thời gian mang thai là rất quan trọng để quá trình mang thai và sinh nở của người phụ nữ được diễn ra suôn sẻ.

Empty

Để thai nhi phát triển một cách toàn diện ngay từ trong bụng mẹ và bé sinh ra khỏe mạnh thì mỗi người phụ nữ khi mang thai cần được chăm sóc về sức khỏe và thể chất. Dưới đây là một số những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai.

Khám thai định kỳ

Trong suốt quá trình mang thai có 3 mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu chớ bỏ qua đó là:

  • Từ 11 đến 14 tuần: Đo độ mờ da gáy
  • Từ 22 - 23 tuần: Kiểm tra hình thái thai nhi, chẩn đoán dị tật bên ngoài nếu có
  • Từ tuần thứ 31 - 32: Kiểm tra hình thái thai nhi, chẩn đoán dị tật bên trong (nếu có)

Việc khám thai định kỳ có vai trò rất quan trọng: Không những theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé thường xuyên mà còn phát hiện những dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi để kịp thời điều trị.

Nếu cả mẹ và thai nhi đều bình thường thì bác sĩ sẽ hưỡng dẫn các cách chăm sóc thai nghén.

Tiêm phòng

Bất cứ phụ nữ nào ở thời kỳ mang thai cần tiêm một loại vắc – xin cần thiết đó là vắc – xin phòng uốn ván.

Empty

Cụ thể là, đối với thai phụ sinh con đầu lòng thì cần tiêm 2 mũi mỗi mũi cách nhau  tháng và cách lúc sinh tối thiểu 1 tháng, đối với thai phụ sinh con thứ hai thì trước đây người ta thường tiêm 1 mũi đối với những người mà con đầu dưới 5 tuổi và tiêm 2 mũi đối với những người mà con đầu trên 5 tuổi. Nhưng quy định mới bây giờ thì phụ nữ sinh con lần 2 dù con đầu bao nhiêu tuổi thì cũng chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi.

Chế độ hoạt động và nghỉ ngơi

Mẹ nên làm:

  • Làm việc nhẹ nhàng không quá nặng nhọc và nghỉ ngơi hợp lý, lao động vừa sức
  • Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và nên có 1 tiếng ngủ trưa
  • Nếu cảm thấy mệt mỏi, đau bụng thì nên xin phép nằm nghỉ để thư dãn
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để tránh bị chuột rút

Mẹ không nên làm:

  • Làm việc quá sức, không làm những việc nặng như: gồng gánh, cày cấy nhất là những tháng cuối làm nặng có thể dẫn tới sinh non
  • Ngâm mình dưới nước khiến cơ thể mẹ dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn
  • Không nên làm việc trên cao có thể gây choáng váng dễ bị tai nạn
  • Làm tăng ca, làm thêm giờ ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi
  • Tiếp xúc với yếu tố độc hại
  • Đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh

Quan hệ tình dục khi mang thai

Trong khi mang thai thì mẹ không cần tuyệt đối kiêng qua hệ nhưng cần hết sức nhẹ nhàng và nên quan hệ dựa trên mong muốn của phụ nữ để tránh gây áp lực, ảnh hưởng đến tâm lý sản phụ.

Đối với những phụ nữ có tiền sử dọa sảy, sảy thai thì nên kiêng trong 3 tháng đầu. Còn với những người có dấu hiệu hoặc tiền sử sinh non thì nên kiêng quan hệ trong 2 tháng cuối của thai kỳ.

Việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình mang thai là tiền đề tốt cho việc sinh nở và nuôi con sau này của người phụ nữ nên các mẹ cần chú ý nhé!

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Nam giới trước khi kết hôn nên làm những xét nghiệm nào?

Siêu âm tinh hoàn, tinh dịch đồ, bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiểm tra nhóm máu, chức năng gan, thận…...

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự: Vai trò của chính sách hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn trong giải quyết vấn đề mức sinh thấp

Nhờ thành công của chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế với 2,1 con/...

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều phụ nữ tìm đến các biện pháp tránh thai khẩn cấp để giúp tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn....